Vùng rau hữu cơ Thủ đô phát triển du lịch nông nghiệp

Nhiều vùng sản xuất rau hữu cơ của Hà Nội đã phát triển thêm mô hình du lịch nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập ổn định, bền vững.

Theo TS Ngô Kiều Oanh, chủ Trang trại Đồng Quê Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội), du lịch nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam những năm gần đây đã được nhiều địa phương chú trọng phát triển dưới các hình thức trải nghiệm theo điều kiện đặc thù của mình.

Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), du lịch nông thôn là tất cả các hình thức du lịch hoạt động trong không gian nông thôn có đầy đủ chức năng là không gian mở, tiếp xúc với thiên nhiên, di sản, xã hội truyền thống, có sự kết nối với các cộng đồng gia đình làng xóm.

nam_0390-0934_20210526_190-151619.jpeg

Nhiều vùng rau hữu cơ của Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh loại hình du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái. Ảnh: ST.

TS Ngô Kiều Oanh chia sẻ, từ năm 2008 đến nay, Trang trại Đồng quê Ba Vì đã thí điểm thực hiện xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp mang tính gợi mở tại vùng phụ cận Vườn quốc gia Ba Vì. 

Trang trại đã tiến hành các hoạt động nông nghiệp để kết nối cộng đồng du lịch trong và ngoài vùng Ba Vì. Đó là xây dựng các tour du lịch nông nghiệp, đóng góp vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc (có sự giao thoa Kinh, Mường, Dao), không gian cộng đồng nông nghiệp truyền thống và các sản vật gốc thiên nhiên.

Mục tiêu nhắm tới của mô hình là xác định phục vụ chu đáo các đối tượng du khách trong và ngoài nước đối với du lịch nông nghiệp, đặc biệt là các trường học và các gia đình, cơ quan đến từ trung tâm Hà Nội gắn với các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ.

Mô hình cũng góp phần gắn kết chặt chẽ với cộng đồng nông dân của các làng nghề nông nghiệp truyền thống xung quanh trang trại, trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ lưỡng lịch sử văn hóa hình thành sản vật trồng trọt và chăn nuôi.

Từ đó, mô hình không những có các thông tin thật sự hấp dẫn du khách mà còn trở thành đơn vị giới thiệu quảng bá rất hiệu quả và tích cực các sản phẩm nông nghiệp xanh - sạch - an toàn của vùng cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, du khách đến từ thành phố sẽ được tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ nguồn gốc thiên nhiên như: Rau rừng, rau gia vị, rau thảo dược...

022-0935_20210526_282-151620.jpeg

Du khách tham quan, trải nghiệm mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch nông nghiệp tại Long Biên, Hà Nội. Ảnh: TV.

Trang trại cũng tiến hành đào tạo cho các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp là con em tại địa phương nơi tất cả các kiến thức và kỹ năng du lịch nông nghiệp, tham gia vào việc đào tạo cho các nông hộ liên kết nằm trong tour du lịch nông nghiệp.

Trang trại cũng xây dựng các quan hệ liên kết trong và ngoài vùng thông qua thị trường du khách, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu của vùng như: Thảo dược, sữa, chè, rau sạch (rau gia vị và rau thảo dược), gà đồi, thịt bê. Đây là những sản phẩm được đăng ký thành sản phẩm OCOP của TP Hà Nội.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện có rất nhiều vùng rau an toàn, rau hữu cơ, VietGAP trên địa bàn Thủ đô đã hình thành các khu du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn có thương hiệu và hoạt động hiệu quả.

Rất nhiều sản phẩm rau an toàn, rau VietGAP, đặc biệt rau hữu cơ tại các vùng quy hoạch của Thủ đô trong những năm qua đã được cấp chứng nhận OCOP 3 sao, 4 sao, là tiền đề quan trọng để hình thành nên các vùng du lịch nông nghiệp sinh thái.

Hiện đã có một số trang trại rau hữu cơ phát triển hiệu quả loại hình du lịch nông nghiệp như: Trang trại Hoa Viên, Thung lũng Ngọc Linh (Thạch Thất), Nông trại hữu cơ Tuệ Viên (Long Biên), Nông trại hữu cơ Dfarm (Gia Lâm), Trang trại Đồng Quê, Bavi Biofarm, Organica, Khu sinh thái Tiên Linh (Bà Vì)…

Bình luận

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, năng suất, giá bán gấp đôi ngoài trời

Trồng nấm rơm hữu cơ trong nhà, kiểm soát chất lượng chặt chẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần, giá bán cao gấp đôi so với trồng ngoài trời.

Phát triển cây dược liệu đặc hữu vùng Tây Bắc

Nằm trong khu vực trung tâm Tây Bắc, ba tỉnh: Sơn La, Điện Biên và Lai Châu có nhiều loài cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao, như: nấm linh chi, sơn tra, huyết giác, đẳng sâm, cẩu tích, đương quy, tam thất, thất diệp nhất chi hoa...

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Những người tiên phong ở xứ Thanh

Bánh gai làm từ cây gai xanh từ lâu đã trở thành đặc sản ở xứ Thanh. Nhưng trồng cây gai xanh lấy sợi thì chỉ mới phát triển vài năm nay.

Gai xanh - lựa chọn tiềm năng: Cây chủ lực cho nông dân miền núi

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng cần nghiên cứu, xây dựng gai xanh thành cây trồng chủ lực cho vùng miền núi một số tỉnh phía Bắc để giúp nông dân làm giàu.

Khắc phục điểm yếu, tăng xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang Châu Âu

Dự án tăng cường năng lực để xuất khẩu rau gia vị Việt Nam sang thị trường Châu Âu được triển khai từ nay đến hết năm 2023.

Hiệu quả từ nuôi đà điểu

Khoảng 3 năm trước, mô hình nuôi đà điểu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) áp dụng và nhân rộng. Với hiệu quả kinh tế, mô hình này hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho nông dân.

Triển vọng giống cao lương VFS99

Qua 3 vụ sản xuất liên tục, giống cao lương VFS99 sinh trưởng tốt, bộ lá khỏe mạnh, sạch sâu bệnh, chống chịu hạn tốt, năng suất sinh khối có thể lên tới 100 tấn/ha.

Đánh thức những 'kho báu' của đại ngàn

Tây Nguyên đang ngày càng thu hút được nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư phát triển và bảo tồn các loại dược liệu quý hiếm.

Rong nho Khánh Hòa: Nhiều tiềm năng phát triển

Đến nay, rong nho Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân so với đối tượng nuôi trồng thủy sản khác, bình quân mỗi ha rong nho cho thu hoạch đến 700 triệu đồng/năm.

Thoát nghèo bằng "thần dược" cho quý ông

Qua khảo sát, chính quyền địa phương tại Quảng Bình đã đưa cây ba kích về trồng dưới tán rừng của đồng bào Mã Liềng, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.