Bắc Giang dự kiến xuất 1.600 tấn vải sang Mỹ, EU

UBND tỉnh Bắc Giang cho biết địa phương này đang tìm cách vượt khó, đưa vải thiều vào thị trường có sức mua lớn là Mỹ và châu Âu.

vai.png

Thu hoạch vải thiều tại một vườn vải đủ tiêu chuẩn xuất đi thị trường Mỹ, Eu. Ảnh: Tùng Đinh.

"Sản lượng vải toàn tỉnh năm 2022 dự kiến trên 160.000 tấn (sản lượng vải sớm khoảng trên 50.000 tấn; vải chính vụ 110.000 tấn). Trong đó: vải dự kiến xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Úc, EU với 18 mã số vùng trồng (được Mỹ cấp mã số IRADS), diện tích là 218 ha, sản lượng đạt 1.600 tấn”, ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết.

Thông tin này được ông Tuấn đưa ra tại Hội nghị trực tuyến Kết nối giao thương, xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang vào thị trường Hoa Kỳ năm 2022. Hội nghị diễn ra sáng 29/3 tại Bắc Giang.

Theo ông Tuấn, năm nay, thời tiết thuận lợi, các trà vải trên địa bàn tỉnh sinh trưởng phát triển tốt, các đối tượng sâu bệnh, dịch hại được kiểm soát, dự báo vải thiều Bắc Giang với hương vị thơm ngon, chất lượng vượt trội: “Quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày” tiếp tục là những đặc trưng riêng, làm nên thương hiệu vải thiều nổi tiếng, chinh phục người tiêu dùng tại thị trường khó tính trên thế giới.

Thời gian thu hoạch vải thiều sớm dự kiến từ ngày 15/5; vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6 đến ngày 30/7/2022. Đối với thị trường xuất khẩu, ông Tuấn cho biết Bắc Giang đẩy mạnh hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường đã hợp tác những năm qua: Mỹ, EU, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan...; tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các thị trường tiêu thụ mới, tiềm năng.

h.png


Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cùng đại diện Bộ Ngoại giao, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.

Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang khuyến khích các doanh nghiệp mở gian hàng vải thiều trên các Sàn thương điện tử: Amazon.com, Alibaba.com, Sendo.vn, Postmart.vn, Voso.vn...; thúc đẩy các hoạt động tiêu thụ vải thiều trên mạng xã hội, các Fanpage trên Facebook, Zalo. Trong đó, Bắc Giang xác định Mỹ là thị trường tiềm năng, có sức mua lớn.

Tuy nhiên đây lại là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, với các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm nghiêm ngặt. Ngoài ra, Bắc Giang cũng gặp khó khăn do vận chuyển vải thiều bằng đường hàng không chi phí cao; những năm trước đây chưa có đường bay thẳng từ Hà Nội đến Hoa Kỳ; số lượng hàng vận chuyển không được nhiều; vận chuyển bằng đường biển mất nhiều thời gian (từ 22 đến 28 ngày) gây áp lực cho công nghệ bảo quản vải thiều.

Bắc Giang kỳ vọng thông qua hội nghị trực tuyến, có thể tìm được giải pháp cho việc này với sự tham gia của các hãng hàng không.

“Hiện nay, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc chưa có Trung tâm chiếu xạ được phía bạn Hoa Kỳ chấp thuận, vải thiều phải đưa vào TP. HCM đóng gói, chiếu xạ và xuất khẩu sang Hoa Kỳ, phát sinh nhiều chi phí về vận chuyển và chiếu xạ. Chúng tôi rất mong sự vào cuộc của các doanh nghiệp để tháo gỡ vấn đề, kết nối quảng bá thương hiệu vải thiều Bắc Giang”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang nói.

 

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.