Báo chí, truyền thông thế giới sẽ thế nào hậu Covid-19?
Với ít lợi nhuận hơn cho báo chí thực địa và phạm vi truyền thông đại chúng được cung cấp bởi mạng xã hội, một 'làn sóng' thông tin sai lệch đã hình thành.
Nhiếp ảnh gia Lakruwan Wanniarachchi của AFP được nhân viên y tế sát khuẩn khi tác nghiệp tại Colombo (Sri Lanka), ngày 31/3/2020. Ảnh: AFP.
Một cách ngấm ngầm, virus Corona đang tấn công các chức năng quan trọng của báo chí. Kể từ đầu năm 2020, công việc hàng ngày của các nhà báo trên toàn thế giới đã bị biến đổi khi vô số sự kiện bị hủy bỏ hoặc việc tiếp cận chúng bị hạn chế hoặc bị cắt giảm và các cuộc họp báo bắt đầu theo xu hướng ảo.
Báo chí, truyền thông thế giới đang phải đối mặt với những câu hỏi đáng lo ngại: Liệu có thể thoải mái tiếp cận đưa tin về các sự kiện như đã từng trước khi đại dịch xảy ra? Liệu tự do và đa dạng thông tin cũng trở thành nạn nhân của Covid-19? Vào thời điểm mà thông tin sai lệch liên quan đến Covid-19 đang trở thành làn sóng, chất lượng báo chí, truyền thông rồi sẽ ra sao?
Bài viết này sẽ cung cấp góc nhìn của hãng tin AFP về bức tranh báo chí, truyền thông thế giới hậu Covid-19.
Sự kiện khép kín và những “thông cáo báo chí”
Trong năm qua, các nhà báo thế giới rất khó khăn khi ra ngoài thực địa để điều tra, báo cáo trực tiếp, để khám phá và giải thích những gì bị che giấu khỏi tầm nhìn. Các sự kiện bị phong tỏa.
“Các sự kiện bắt đầu được tổ chức sau những cánh cửa đóng kín. Họp báo được tổ chức từ xa thông qua internet và được quản lý theo từng giai đoạn. Đây chỉ là hai trong số các loại hạn chế truyền thông, được các nhà báo ‘trải nghiệm’ rộng rãi”, AFP viết.
Trong năm qua, các nhà báo đã không còn đếm được các sự kiện đã được đóng cửa với giới truyền thông và được tóm tắt sau đó bằng một tuyên bố qua email với các bức ảnh và video do ban tổ chức cung cấp - được gọi bằng biệt ngữ báo chí là “bản thông cáo”. Không câu hỏi, không gặp mặt trực tiếp với những người có liên quan; chỉ là một tuyên bố được cân chỉnh chặt chẽ khiến câu chuyện có cảm giác không được kể ra toàn bộ.
“Tại Đức, một số sự kiện chính trị đã biến thành tiếp thị quảng cáo”, Yacine Le Forestier, Trưởng văn phòng Berlin của AFP, cho biết.
Hay như sự kiện các bộ trưởng Pháp công du Algeria vào cuối năm 2020, AFP đã không có quyền tiếp cận để đưa tin về chuyến thăm. Vì Covid-19, các nhà báo AFP được thông báo, sẽ chỉ có tuyên bố chính thức và không có hình ảnh.
Chuyện giảm số lượng phóng viên tại họp báo hay ngồi giãn cách đã trở nên phổ biến (Trong ảnh: Các phóng viên tác nghiệp tại một buổi họp báo của Nhà Trắng, Hoa Kỳ). Ảnh: AFP.
Luật mới
Các sự kiện thể thao thế giới đang trở lại sau khi ngừng hoạt động kéo dài nhiều tháng. Nhưng phạm vi đăng tin thể thao chắc chắn không tránh khỏi bị ảnh hưởng nặng nề. Các phóng viên thể thao thế giới thường quay các cuộc họp báo và các buổi huấn luyện xung quanh các trận đấu lớn, nhưng trong thế giới hậu Covid-19, quyền tiếp cận này bị giảm đi.
Guillaume Rollin, Trưởng biên tập video thể thao của AFP cho biết: “Chúng tôi không còn có quyền tiếp cận video vào gần như tất cả các sự kiện thể thao lớn: Giải vô địch châu Âu, Thế vận hội Olympic, giải bóng đá ở châu Âu, Champions League, giải bóng bầu dục sáu quốc gia”.
“Paris Saint Germain đã kết thúc mọi hoạt động báo chí tại trung tâm đào tạo của mình”, phóng viên bóng đá Emmanuel Barranguet của AFP cho biết. “Mọi thứ diễn ra ảo qua Zoom”.
Trả tiền và nguồn tin
“Trong thế giới thể thao, có những lợi ích tài chính khổng lồ phụ thuộc vào hình ảnh. Trong truyền hình, chỉ những người có quyền tiếp cận mới có thể quay phim và phát sóng sự kiện thể thao. Điều đáng sợ là mô hình này bây giờ có thể bắt đầu áp dụng cho các bức ảnh, do các nhà tổ chức muốn kiếm tiền từ việc phân phối và bán lại các bức ảnh”, Stephane Arnaud, một nhà báo từ AFP nói. "Tương lai có vẻ khó khăn."
Duy trì nhiều nguồn tin khác nhau là điều rất quan trọng. Có được các nguồn tin mới khi phát triển thông tin bao gồm các cuộc gặp gỡ chính thức nhưng cũng có thể là những cuộc gặp gỡ tự phát và không chính thức. Điều đó đã trở nên phức tạp trong thời đại của sự giãn cách và các hội nghị truyền hình/trực tuyến qua Zoom.
Khi các nhà báo thiếu khả năng tiếp cận trực tiếp với các nguồn tin thay thế, “làm thế nào họ có thể cung cấp thông tin đối lập cần thiết trước các tuyên bố chính thức đa phần mang ý nghĩa tốt đẹp và các bài phát biểu không có nội dung?”, biên tập viên kinh tế thế giới Aurelia End của AFP, một người thường xuyên tham dự các hội nghị thượng đỉnh G20 và Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết.
“Hội nghị truyền hình/trực tuyến thực sự sàng lọc mọi thứ với các thông điệp được chuẩn bị kỹ lưỡng. Micrô chỉ thu nhận lời nói. Các nhà báo thường phải gửi câu hỏi của họ trước và họ hiếm khi có cơ hội đặt những câu hỏi tiếp theo”, Aurelia End nói.
Các cuộc họp báo trên Zoom kết thúc mà không có câu hỏi nào hoặc chỉ có câu hỏi từ các phương tiện truyền thông địa phương, sau đó là “Xin lỗi, chúng tôi đã hết thời gian”, một trong những phóng viên của AFP tại Gulf phàn nàn. “Không có cơ hội để theo dõi ngay cả khi có thể hỏi điều gì đó. Zoom tạo thuận lợi cho khả năng siêu kiểm soát đối với những sự kiện này".
Dù vậy, hội nghị truyền hình có thể có một lợi thế: nó có thể giúp một sự kiện tiếp cận với số lượng người lớn hơn nhiều so với phòng họp thông thường. Các đội đua Công thức Một hiểu điều này, họ cho phép các phóng viên đặt câu hỏi trực tuyến.
Phóng viên Raphaelle Peltier của AFP cho biết các phương tiện truyền thông không thể đến mọi giải Grand Prix đều cảm thấy biết ơn vì điều này đã tăng cường khả năng tiếp cận.
Mặt khác, Raphaelle lưu ý, những cuộc phỏng vấn như vậy lại có chất lượng kém hơn vì khó có thể trả lời các câu hỏi tiếp theo thông qua màn hình máy tính và micrô. Và chỉ bằng cách có mặt tại chính trường đua, phóng viên mới có thể nhận được tin tức vô giá. Chẳng hạn thông tin của chính Raphaelle, tại Bahrain Grand Prix 2020, về cuộc chạy trốn ngoạn mục của tay đua Romain Grosjean khỏi đám cháy do tai nạn.
Thông tin sai lệch và chất lượng báo chí
Với ít lợi nhuận hơn cho báo chí thực địa và phạm vi truyền thông đại chúng được cung cấp bởi mạng xã hội, một “làn sóng” thông tin sai lệch đã hình thành. Đó là lúc công chúng cần thông tin chính thống từ những nguồn tin đáng tin cậy hơn bao giờ hết.
Trong một cuộc khảo sát lớn của Trung tâm Nhà báo Quốc tế về thời kỳ đầu của đại dịch, hơn 80% nhà báo được hỏi cho biết họ đã gặp phải tin tức sai sự thật ít nhất một lần một tuần.
Các nhà báo AFP làm việc trong đêm bầu cử Tổng thống Mỹ tại văn phòng ở Washington DC, ngày 3/11/2020. Ảnh: AFP.
Sophie Nicholson, Phó Tổng biên tập trong nhóm điều tra kỹ thuật số của AFP cho biết: “Đại dịch virus Corona đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho các nhà lý thuyết âm mưu và các nhà vận động chống vacxin để gieo rắc sự nhầm lẫn và khuếch đại thông điệp của họ, đánh vào nỗi sợ hãi của công chúng về các nguy cơ sức khỏe và không ngừng phát triển các chính sách y tế”.
“Chúng tôi đã chứng kiến những thông tin sai lệch tương tự lan truyền trên toàn cầu khi đại dịch bùng phát, từ những phương pháp chữa trị sai lầm cho đến việc bác bỏ khẩu trang hoặc những tuyên bố chưa được chứng minh về tác hại của việc tiêm chủng”, bà Sophie nói thêm. “Những bài đăng này có thể được chia sẻ một cách thiện chí bởi các thành viên của công chúng và thường được thúc đẩy với sự ủng hộ từ những người nổi tiếng hoặc chính trị gia”.
Với mạng lưới gồm hơn 100 nhà báo chuyên trách dành riêng cho nhiệm vụ này, AFP đã xuất bản gần 3.300 bài báo xác minh thực tế bằng 18 ngôn ngữ kể từ tháng 1/2020. Họ đã đóng một vai trò quan trọng vào thời điểm mà các khuyến nghị không có thật lan truyền trực tuyến, chẳng hạn như khuyên mọi người sử dụng chất khử trùng độc hại như một phương pháp điều trị cho Covid-19, như chính Donald Trump đã đề nghị khi còn là Tổng thống Mỹ.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận