Bảo vệ môi trường, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển các giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và giải quyết các vấn đề về nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống

2_bs-1646695584552.jpg

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Công ty Declo Fram, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh Minh Hà)

Những năm qua, việc áp dụng mô hình phát triển kinh tế truyền thống, dựa trên nguyên lý khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, sau quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường. Mô hình này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Cho nên, khác với kinh tế truyền thống, kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế chú trọng đến quản lý tài nguyên và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh chất thải.

Tại Hội nghị khoa học Hanoi Geoengineering 2022 hướng đến mục tiêu xây dựng và phát triển các giải pháp đổi mới sáng tạo trong khoa học Trái đất để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và giải quyết các vấn đề môi trường cấp thiết, đóng góp cho sự phát triển bền vững, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, để góp phần phục hồi kinh tế-xã hội sau đại dịch Covid-19, giải quyết vấn đề sụp đổ hệ sinh thái, từ chỗ chỉ tập trung nghiên cứu, khám phá trái đất để phục vụ khai thác, sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế-xã hội, các nhà khoa học cần nghiên cứu tường tận các quy luật tự nhiên để góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người với tự nhiên theo hướng thuận thiên, tuân theo quy luật của tự nhiên.

Chuyển đổi từ khai thác bóc lột tự nhiên sang đầu tư, phục hồi. Đặc biệt, cần thể hiện rõ vai trò tiên phong trong việc tìm ra những giá trị mới, đưa ra được những giải pháp khả thi về chôn lấp, lưu trữ các-bon ở các mỏ đã khai thác; tìm kiếm các nguồn nguyên liệu sạch, năng lượng tái tạo. Đồng thời, phát hiện tiềm năng giá trị địa chất, địa mạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội thay thế cho khai thác tài nguyên thiên nhiên không tái tạo, đặt nền móng cho phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.

Để kinh tế tuần hoàn phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng quốc gia thịnh vượng, an toàn và bền vững. Các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp cần tìm ra các giải pháp tái tạo tài nguyên thiên nhiên, vật liệu thân thiện môi trường, vật liệu xanh, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (thủy điện, năng lượng thủy triều, gió, mặt trời và địa nhiệt); khai thác bền vững và sử dụng sáng tạo các năng lượng truyền thống (than, dầu và khí); khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, vốn tự nhiên, đa dạng sinh học và hệ sinh thái; du lịch sinh thái, bảo tồn di sản thiên nhiên; mô hình tích hợp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; phân phối và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Thời gian qua, đã có một số nghiên cứu điển hình về quá trình chuyển đổi của hoạt động nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của nghiên cứu này đã đề xuất được các mô hình nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên, tăng cường và tối ưu hóa chu trình tuần hoàn của vật chất và năng lượng, đồng thời nâng cao giá trị của sản phẩm thu được. Đây là những nội dung áp dụng khoa học và liên ngành nhằm phát triển kinh tế tuần hoàn từ quy mô hộ gia đình đến các vùng kinh tế tại đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã đề xuất các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Viêt Nam như mô hình tích hợp Kinh tế-sinh thái-môi trường và giảm di cư tự do tại khu vực biên giới; Mô hình đô thị thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Cần Thơ; Mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn tại Quốc Oai (Hà Nội). Đây là các kết quả bước đầu nhằm phát triển, tổng quát hóa và xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn trên phạm vi vùng, liên vùng và quốc gia trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và tính bền vững, gắn liền với định hướng phát triển kinh tế-xã hội tuần hoàn, nâng cao tính bền vững của hệ thống tự nhiên, kinh tế-xã hội được đề xuất thực hiện.

Thực tế cho thấy, các giải pháp nhằm tái sử dụng các vật liệu nông nghiệp làm vật liệu hấp thu chất ô nhiễm, giảm thiểu tác động môi trường, ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong quản lý, giám sát và cảnh báo tai biến thiên nhiên, sử dụng các vật liệu xanh trong xây dựng, tái sử dụng chất thải nhiệt điện thành vật liệu xây dựng, tận dụng nước thải mỏ để thu hồi kim loại có ích đã phát huy tác dụng. Các giải pháp này phục vụ mục tiêu tăng cường tái sử dụng nguyên vật liệu trong các ngành sản xuất, nhằm hạn chế chất thải, hướng đến các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội tuần hoàn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến đổi toàn cầu.

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.