Brazil phát hiện bò điên, doanh nghiệp vẫn nhập khẩu 14.000 con về Việt Nam

Brazil vừa mới lập tức ngừng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc do phát hiện "bò điên". Trong khi đó, truyền thông Brazil cho biết: Vẫn có doanh nghiệp Việt Nam tiến hành nhập khẩu số lượng lớn lên tới 14.000 con bò từ quốc gia này.

14.000 con bò sống từ Brazil đang trên đường tới Việt Nam

Thông tin trên tờ Beef Central (Brazil) cho biết lô hàng xuất khẩu bò với gần 14.000 con bò sống xuất xứ Brazil đang trên đường đến Việt Nam, dự kiến sẽ cập cảng vào cuối tháng 9.2021. Việc nhập khẩu số lượng lớn bò sống diễn ra trong bối cảnh Brazil vừa phát hiện trường hợp gia súc nhiễm bệnh "bò điên".

Theo Beef Central, tàu MV Nada chuyên chở lô hàng này đã rời cảng Vila Do Conde và dự kiến cập cảng Thị Vải của Việt Nam vào cuối tháng 9. "Đây là lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu bò sống từ Brazil", Beef Central nêu.

brahman-breeders-cow.jpg

Việc nhập khẩu 14.000 con bò sống từ Brazil khiến các chuyên gia lo ngại sẽ làm lây lan dịch bệnh. Ảnh minh hoạ: Nguồn Beef Central

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil đã thông báo nước này tạm ngừng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc. Nguyên nhân là Brazil phát hiện 2 trường hợp nhiễm bệnh "bò điên" bất thường tại bang Mato Grosso - hãng tin AFP đưa tin hôm qua 4.9.2021. 

Lệnh tạm dừng xuất khẩu sẽ có hiệu lực cho tới khi phía Trung Quốc kết thúc quá trình đánh giá và phân tích về thông tin liên quan đã được đưa ra.

Lo ngại vấn đề dịch bệnh

Cần nhớ lại năm 2012, sau sự cố "bò điên", ngành nông nghiệp của Brazil đã bị ảnh hưởng lớn do bò của quốc gia này bị "cấm cửa" tại nhiều thị trường thế giới. Tới năm 2017, ngành thực phẩm Brazil lại tiếp tục bị "giáng" một đòn mạnh khi sự cố thịt bò bẩn đã khiến nhiều nước tiếp tục quay lưng với bò Brazil.

Tới năm 2018, Việt Nam xem xét nhập khẩu trở lại thịt bò Brazil. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có quyết định nào được công bố rộng rãi.

Chính vì thế, việc nhập khẩu 14.000 con bò sống từ Brazil có thể khiến ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường trong nước và các chuyên gia lo ngại sẽ làm lây lan dịch bệnh và làm căng thẳng hơn trong công tác điều hành bởi dịch bệnh COVID-19 cũng đang diễn biến phức tạp. 

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cho biết - nguyên nhân gây ra bệnh "bò điên" chính là khẩu phần ăn và truyền nhiễm. 

Theo ông Thuỷ, bệnh "bò điên" tại Brazil rơi vào thời gian các hộ, chủ trang trại muốn đẩy nhanh quá trình tăng trọng của bò (đối với bò thịt và bò sữa, bò giống). Khẩu phần ăn không hài hoà có thể kích thích yếu tố này, giảm yếu tố kia làm giảm tự miễn. Cộng với thời tiết, hai yếu tố này có thể gây ra tình trạng bò điên. 

Về truyền nhiễm, một con bò bị bệnh khi nhỏ dãi và ăn chung với các con bò khác, có thể truyền bệnh cho cả đàn. Chính vì những lý do đó, vị chuyên gia nông nghiệp này cho rằng, cần phải quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu bò sống vì liên quan đến dịch bệnh.

Thông tin về doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 14.000 con bò trong bố cảnh dịch "bò điên" tại Brazil dấy lên nhiều lo ngại về sự lây nhiễm. Đặc biệt, hiện tại, ngành bò sữa và bò thịt của chúng ta đang trong thời kỳ tăng trưởng, lấy lại uy tín tại các thị trường quốc tế quan trọng. 

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.