Cải tạo vườn tạp ở Hà Giang: Không nóng vội, dễ làm trước, khó làm sau

Năm 2021, Hà Giang lựa chọn 151 hộ nghèo, 205 hộ cận nghèo tại 11 huyện, thành phố thực hiện thí điểm Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững.

t8.jpg

Gia đình anh Lý Văn May, thôn Bản Cậy, xã Tụ Nhân (Hoàng Su Phì) thực hiện cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả. Ảnh: Nguyễn Phương

Năm 2021, Hà Giang lựa chọn 151 hộ nghèo, 205 hộ cận nghèo tại 11 huyện, thành phố thực hiện thí điểm Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững; 23 hộ nghèo, cận nghèo ở Đồng Văn, Mèo Vạc thí điểm đổ đất tạo vườn, cải tạo nương xếp đá.

Kinh tế vườn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh Hà Giang xác định, một trong ba khâu đột phá là “Tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”.

Ngay sau đại hội, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 05 về cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế bền vững cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 nhằm cụ thể hóa khâu đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Qua rà soát thực trạng các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang thấy: Các huyện vùng thấp như Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Bắc Mê, TP.Hà Giang có diện tích vườn hộ lớn, tương đối bằng phẳng, điều kiện canh tác thuận lợi, quy mô vườn lớn… nhưng chưa được quy hoạch bài bản, còn để vườn tạp, cơ cấu cây trồng nhiều loại, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và thu nhập để giảm nghèo.

Đối với 2 huyện phía Tây gồm Hoàng Su Phì, Xín Mần, chủ yếu là ruộng bậc thang, các hộ dân làm nhà ở quanh khu vực ruộng, tỷ lệ hộ có vườn ít, cây trồng chủ yếu là cây ăn quả như lê, hồng, mận và trồng rau xanh, hiệu quả kinh tế thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày. 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc, diện tích vườn của các hộ dân chủ yếu là núi đá, cây trồng chủ yếu là cây ăn quả ôn đới, rau cải, đậu đỗ, bí đỏ, điều kiện canh tác đặc biệt khó khăn, các sản phẩm từ vườn hộ chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Thực trạng trên cho thấy, kinh tế vườn hộ những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Người dân vẫn để vườn tạp nhiều, chưa thực sự tạo sinh kế, chưa đáp ứng được nhu cầu, thu nhập hàng năm của người dân.

Theo báo cáo của Tổ giúp việc cho cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, đến nay, Hà Giang có 385 hộ đã thực hiện cải tạo vườn tạp theo Đề án của tỉnh, trong đó có 164 hộ nghèo và 221 hộ cận nghèo.

Tổng diện tích vườn tạp đã được cải tạo là 438.577m2, cụ thể:

Diện tích vườn tạp đã được cải tạo trồng cây ăn quả là 338.909m2; giống cây ăn quả được sử dụng để trồng gồm: Bưởi, táo, xoài, ổi, đào, thanh long, lê, mận; bước đầu đánh giá cây sinh trưởng và phát triển tốt, không có sâu bệnh hại.

Diện tích vườn tạp đã được cải tạo trồng các loại rau, đậu, lạc là 68.747m2.

Diện tích ao đã được cải tạo chăn nuôi thuỷ sản là 17.038 m2 (chủ yếu nuôi cá).

Diện tích vườn tạp đã được cải tạo để thực hiện xây dựng chuồng, trại chăn nuôi là 13.892 m2 (giống vật nuôi chủ yếu gồm lợn, dê, và các loại gia cầm). Số hộ thực hiện xếp đá, đổ đất tạo vườn gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ là 26 hộ với diện tích 54.209 m2.

Ngoài ra còn có 244 hộ (không thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo) triển khai xây dựng vườn mẫu nhân rộng Đề án với tổng diện tích vườn đã được cải tạo là 558.553 m2.

Cần thay đổi tư duy

Những hạn chế trên đặt ra yêu cầu rất lớn trong việc thay đổi tư duy và phương pháp trồng trọt, chăn nuôi của người nông dân trên chính mảnh vườn của gia đình; thay đổi nhận thức, phong tục, tập quán, chuyển đổi canh tác từ cây trồng, vật nuôi giá trị kinh tế thấp sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao…, từ đó tăng dinh dưỡng, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Cải tạo vườn tạp được triển khai đồng bộ từ các cấp, ngành đến từng người dân, với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt: “Không nóng vội, không thành tích, dễ làm trước, khó làm sau”.

t8a.jpg

Diện tích đất trống trong khuôn viên trụ sở UBND xã Phong Quang được cải tạo trồng cây ăn quả.

Nhiệm vụ đặt ra là: Quy hoạch, sắp xếp bố trí cấu trúc lại không gian vườn hộ một cách hợp lý, khoa học, phù hợp quy mô thực tiễn từng hộ, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn “Xanh - sạch - đẹp”, giữa nhà ở - khu vực chăn nuôi - vườn hộ. Cơ cấu lại giống cây trồng, vật nuôi có chu kỳ sản xuất ngắn, đưa các cây, con giống tốt có năng suất cao vào sản xuất như rau, củ, quả, nấm, dược liệu; phát triển chăn nuôi lợn, dê, gia cầm, thủy sản để tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt hộ nghèo, cận nghèo; liên kết giữa các hộ liền kề trong cùng thôn, hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Bám sát quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 05, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thí điểm Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững năm 2021.

Theo đó, 356 hộ nghèo, cận nghèo của 11 huyện, thành phố với 947 lao động, 208.811m2 vườn hiện có được lựa chọn thí điểm các nội dung: Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trồng rau, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, trồng cây ăn quả…  13 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo của 2 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc được lựa chọn thực hiện đổ đất tạo mặt bằng trồng rau và cải tạo nương xếp đá.

Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhận được sự cộng hưởng rất lớn, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Sau lễ phát động tại huyện Vị Xuyên, các huyện, thành phố đều tổ chức ra quân giúp dân cải tạo vườn tạp; Ngân hàng Chính sách xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã giải ngân vốn kịp thời; các hộ dân đang tích cực triển khai nội dung đăng ký, phù hợp với thực tế sản xuất của gia đình, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.

Qua kiểm tra thực tế cho thấy, việc triển khai cải tạo vườn tạp được tiến hành đúng quan điểm chỉ đạo của tỉnh, người dân rất tích cực hưởng ứng, bước đầu có sức lan tỏa; nhiều hộ dân trong thôn, bản tích cực tìm hiểu, học tập những hộ đã tiến hành cải tạo vườn tạp và tự thực hiện trên diện tích vườn của gia đình.

Sự lan tỏa này đã minh chứng, Nghị quyết ra đời xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của người dân, giải quyết những vấn đề bức thiết trong đời sống hàng ngày nên nhanh chóng đi vào cuộc sống. Kết quả bước đầu mở ra nhiều hy vọng đến năm 2025 không chỉ có 6.500 hộ, tương ứng với 6.500 vườn tạp được cải tạo, cho thu nhập khá mà con số này còn tăng thêm nhiều hơn nữa.

 

Từ khóa:

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.