Làm giàu từ mật ong hoa rừng ngập mặn
Tận dụng lợi thế về địa hình, thời tiết cùng sự ưu đãi về diện tích đất rừng ngập mặn của địa phương, anh Đặng Thanh Tùng đầu tư nuôi ong lấy mật.
Không những mang lại thu nhập 500 triệu đồng/năm cho gia đình, mô hình còn góp phần bảo vệ môi trường hệ sinh thái.
Anh Đặng Thanh Tùng chăm sóc những tổ ong của gia đình.
Khởi nghiệp từ làm thuê
Năm 1997, xã Đại Hợp (Kiến Thụy, TP. Hải Phòng) là một trong những địa phương triển khai thực hiện dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” do Nhật Bản tài trợ. Diện tích rừng ngập mặn của xã Đại Hợp vào khoảng 650ha và hàng năm vẫn được trồng mới.
Đến năm 2000, khi những cây được trồng tại rừng ngập mặn (chủ yếu gồm: vẹt, sú, bần, trang và hệ thống cây dây leo...) bắt đầu cho hoa, cũng là lúc những hộ nuôi ong mật tại Hải Dương di chuyển đàn ong theo nhau về khu vực rừng ngập mặn của Đại Hợp để ong hút mật hoa.
Thấy người dân từ nơi khác đổ về nuôi ong lấy mật tại khu rừng ngập mặn của địa phương, anh Tùng xin làm thuê cho những hộ dân nuôi ong rồi tìm hiểu về quá trình chăm sóc. Khi đã có kinh nghiệm, cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nghề nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao, thân thiện với môi trường, anh Tùng nhờ người mua 2 tổ ong với giá 600 nghìn đồng về nuôi thử.
Anh Tùng tâm sự, bản thân đã sớm biết đến và yêu loài ong mật từ năm 1987, khi đó anh đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Cứ dịp cuối tuần là lại theo chân cán bộ đơn vị vào rừng để bắt ong mật về nuôi. Sau khi xuất ngũ, do địa phương không có rừng núi nên việc nuôi ong rất khó phát triển. Đến sau này, khi địa phương có rừng ngập mặn thì anh lại thích thú và bắt đầu nuôi ong lấy mật. Khởi nghiệp chỉ với 2 đàn ong, đến nay anh đang nuôi 200 đàn, cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 lít mật, doanh thu 500 triệu đồng/năm.
Theo anh Tùng, sú, vẹt là loại cây mọc ở ven biển, hoa sú, vẹt nở tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nên ngoài đặc điểm sạch, thơm, mật ong hoa sú, vẹt còn rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Dựa vào lợi thế rừng ngập mặn ven biển có sẵn, người nuôi ong không phải tốn chi phí trồng cây, tạo hoa để ong có thức ăn. Bên cạnh đó, một năm rừng ngập mặn chỉ nở hoa một lần nên hương vị và màu sắc của mật ong ở đây luôn có sự độc đáo, thơm ngon mà hiếm nơi nào có được.
Đến sản phẩm OCOP 3 sao
Theo anh Tùng, trước đây anh nuôi ong theo kinh nghiệm, “được chăng hay chớ”, sản xuất và bán sản phẩm theo phương thức truyền thống, chủ yếu là sản phẩm thô, sản phẩm không có tem, nhãn mác, chỉ đóng chai nhựa bán cho người tiêu dùng, doanh thu thấp.
Sau nhiều đêm trăn trở với biết bao tâm huyết, tình yêu dành cho nghề nuôi ong lấy mật, năm 2020, anh Tùng thành lập HTX Mật ong Tùng Hằng với 7 thành viên tham gia.
Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), HTX mật ong Tùng Hằng được UBND TP. Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hải Phòng quan tâm đầu tư cho hệ thống máy tách nước thủy phần mật ong. Nhờ có hệ thống máy móc hiện đại này mà mật ong của HTX sau khi thu hoạch được ép tách nước để đảm bảo hàm lượng nước trong mật dưới 23%, như vậy, mật để lâu không bị chua, chất lượng mật tốt hơn.
Chính vì vậy, sản phẩm mật ong của HTX mật ong Tùng Hằng xuất ra thị trường đều đạt chuẩn về chất lượng, thơm ngon, đảm bảo các giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm được dán nhãn OCOP.
HTX mật ong Tùng Hằng hiện nuôi 800 đàn ong, trung bình mỗi năm cho thu khoảng 10.000 lít mật/năm. Giá bán 300.000 đồng/lít.
“Từ khi tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm mật ong của HTX được nhiều người biết đến; có cơ hội được quảng bá, giới thiệu ở nhiều thị trường lớn nên sức tiêu thụ tốt hơn. Sản phẩm mật ong của HTX được bày bán tại siêu thị Go Hạ Long (Quảng Ninh). Hiện, sản phẩm mật ong của HTX không đủ cung cấp cho thị trường. So với trước khi tham gia Chương trình OCOP thì sản phẩm mật ong của chúng tôi chưa bao giờ cháy hàng như hiện nay”, anh Tùng phấn khởi nói.
Thành công ban đầu trong việc bảo quản, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của HTX mật ong Tùng Hằng đã khích lệ, động viên người người nuôi ong yên tâm sản xuất, mở rộng quy mô liên kết, góp phần nâng cao giá trị, để nghề nuôi ong phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/lam-giau-tu-mat-ong-hoa-rung-ngap-man-post42277.html
Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm
Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.
Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát
Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.
Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn
Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...
Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.
Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu
Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...
Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày
Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày
Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng
Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.
Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn
Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.
Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao
Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại
Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.
Bình luận