Cảng Trạm Giang (Trung Quốc) tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Ngày 11/6, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN-PTNT đã có công văn gửi các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc; Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); các Trung tâm Chất lượng nông lâm và thủy sản vùng..

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, theo thông tin đăng tải trên website của tờ báo Undercurrentnews (địa chỉ: https://www.undercurrentnews.com/2021/06/04/chinese-shrimp-hub-suspendsfrozen-seafood-imports-from-several-asian-countries/), cảng Trạm Giang ở thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc sẽ tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ 11 quốc gia; trong đó có Việt Nam từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021. 

Ngay sau khi nhận được thông tin nêu trên, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chủ động liên hệ, trao đổi với đại diện Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh và được biết do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại tỉnh Quảng Đông, nhiều thành phố thuộc tỉnh này như Thâm Quyến, Quảng Châu, Phật Sơn, Trạm Giang... đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại cảng biển.

Riêng tại cảng Trạm Giang, doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng là Công ty cổ phần Tập đoàn cảng Trạm Giang đã quyết định tạm dừng tiếp nhận hàng đông lạnh, chủ yếu là thủy sản từ 11 quốc gia gồm: Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Nepal, Butan, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Mông Cổ từ ngày 20/6/2021 đến ngày 15/7/2021.

Quyết định này được cho là đưa ra tại cuộc họp giữa doanh nghiệp này với đại diện một số hiệp hội và khoảng 30 công ty hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, logistics… tại cảng Trạm Giang ngày 3/6 vừa qua. 

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, đây là quyết định của doanh nghiệp quản lý, vận hành cảng; cho tới nay chưa thấy quy định tương tự nào của cơ quan quản lý nhà nước Quảng Đông hoặc Chính phủ Trung Quốc về việc này. Quyết định này không nhằm vào riêng Việt Nam mà là hàng đông lạnh của các nước châu Á hoặc Đông Nam Á có nhiều giao dịch tại cảng này. Lý do chính là năng lực lưu thông, bốc dỡ hàng hóa của cảng bị ảnh hưởng do triển khai các biện pháp tăng cường phòng dịch cho nhân viên, công nhân làm việc tại cảng. 

Để tránh các khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình xuất khẩu thủy sản vào cảng Trạm Giang, Trung Quốc, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin, theo dõi tình hình và có biện pháp ứng phó phù hợp. 

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các cơ sở nghiêm túc thực hiện các văn bản hướng dẫn trong thời gian vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về duy trì điều kiện bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống COVID-19 khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc.
Cục cũng đề nghị Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam kịp thời thông báo, phổ biến tới các doanh nghiệp thành viên có chế biến, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc nội dung này, đồng thời đề nghị các doanh nghiệp chủ động có biện pháp ứng phó phù hợp.

Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng cũng phổ biến công văn này tới các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu vào Trung Quốc trên địa bàn.

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.