Chàng trai “9X” làm giàu từ giống bò “siêu khổng lồ”

Thời gian qua, có nhiều tấm gương tuổi trẻ phát huy vai trò năng động, sáng tạo trong việc tìm những hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Mô hình chăn nuôi giống bò BBB (3B) của chàng thanh niên Dư Quốc Khởi (sinh năm 1991) ở thôn Phù Lưu Thượng, xã Phù Lưu (Ứng Hòa - Hà Nội) là một trong những điển hình như vậy.

Hướng đi mới với giống bò “khổng lồ”

Trong nắng nhạt của buổi cuối chiều, đến thăm trang trại nuôi bò 3B của gia đình Dư Quốc Khởi, chúng tôi dễ dàng nhận ra nét mặt phấn khởi rạng rỡ của chàng thanh niên “9X” này.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê chiêm trũng thuần nông Phù Lưu của huyện Ứng Hòa; từ khi còn nhỏ,  Khởi đã được chứng kiến và thấu hiểu cuộc sống vất vả, lam lũ của gia đình cũng như bao hộ nghèo khác. May mắn hơn thế hệ cha ông trước đây, lớn lên Khởi được đi học và tiếp cận với những kiến thức từ sách báo, internet, điều này đã giúp anh có nhiều hoài bão, ước mơ về việc phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và bản thân.

1.jpg

Theo anh Khởi, trong quá trình chăm sóc giống bò 3B thì chuồng trại phải thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, nền chuồng và bò phải luôn sạch sẽ.
Trò chuyện với chúng tôi, Khởi cho biết: “Ở xã này, hầu hết thanh niên đều đi làm ở các công ty, nhà máy. Người ở nhà làm nông nghiệp không nhiều vì trồng lúa, ngô, khoai hay mất mùa, thu nhập bấp bênh nên muốn phát triển kinh tế cũng không dễ dàng. Với quyết tâm bám trụ lại mảnh đất nơi mình sinh ra, tôi đã trăn trở suy nghĩ xem nên trồng cây gì, nuôi con gì để vừa phù hợp với đồng đất ở địa phương lại vừa có hiệu quả kinh tế. Cuối cùng, tôi quyết định đầu tư vào chăn nuôi giống bò 3B, bởi đây là giống bò cao sản dễ nuôi, sức đề kháng cao, tăng trưởng nhanh. Một con giống mua vào từ 20-25 triệu đồng, nếu chăn nuôi tốt thì sau khoảng 1 năm có thể bán được với giá 60-70 triệu đồng/con”.

Năm 2012, ban đầu Khởi nuôi giống bò vàng và bò lai Sind với số lượng 10 con. Tuy nhiên, theo Khởi, nuôi 2 giống bò này hiệu quả kinh tế đem lại không cao, phải thường xuyên chăn thả, sản lượng thịt thấp, đến thời kỳ xuất bán trọng lượng chỉ dao động 250-300 kg/con (bò đực vàng).

Năm 2016, sau khi biết được chính sách của TP. Hà Nội về việc hỗ trợ người chăn nuôi 7 triệu đồng/con bò 3B, Khởi đã mạnh dạn dốc toàn bộ số vốn 100 triệu đồng dành dụm được để “khởi nghiệp” với 2 con bò giống 3B, xây dựng hệ thống chuồng trại, mở rộng diện tích trồng cỏ làm nguyên liệu thức ăn cho bò. Trọng lượng mỗi con bò 3B thời kỳ xuất bán đạt 900-1.200kg, gấp 3-4 lần giống bò bản địa.

Khởi  dành thời gian theo học lớp chăn nuôi thú y do Trung tâm Khuyến nông huyện Ứng Hòa tổ chức và tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi bò 3B trên sách báo, truyền hình và internet. Tích cực đi tham quan học tập các mô hình kinh tế trong, ngoài tỉnh do các hội, đoàn thể tổ chức. Sau thời gian tìm tòi, học hỏi cùng  kinh nghiệm của bản thân,   Khởi đã trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi bò 3B và làm tốt công tác vệ sinh, phòng bệnh.

Thu lãi 500 triệu đồng/năm từ nuôi bò

Theo chàng thanh niên “9X’ - Dư Quốc Khởi, bò 3B là giống bò cao sản nuôi không khó bởi có sức đề kháng cao, phàm ăn nên sản lượng thịt rất cao, bò tăng trưởng nhanh. Quan trọng là quá trình chăm sóc cần tiêm đủ hai loại vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Để nuôi bò thịt tăng trọng nhanh, khâu trước tiên là phải chọn mua giống tốt. Giống bò nhập chuồng phải có trọng lượng từ 250kg trở lên, không khuyết tật, không bị khô miệng, không mang mầm bệnh, thân cao, mình dài, vóc dáng khỏe nhanh nhẹn, hiền lành, cơ bắp phát triển đều, mang màu sắc đặc trưng của giống bò này (xám, xanh xen đốm trắng), nên chọn mua nhiều bò đực giống. Đối với chuồng trại thì không cần cầu kỳ quá nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông...

3.jpg

Thức ăn của bò 3B tại trang trại của anh Khởi là cỏ voi, thân lá ngô, mía....

Giống bò này nuôi khoảng 8 -9 tháng tuổi là bắt đầu vỗ béo. Về thức ăn, thời điểm này phải cho ăn điều độ, đủ chất dinh dưỡng: cỏ voi, cám, tinh bột... Để cung cấp đủ thức ăn cho bò, Khởi đã trồng 7.200m2 cỏ voi, khoai, sắn...

Định lượng thức ăn mỗi ngày cho một con bò 3B nuôi theo hướng lấy thịt của  gia đình Khởi gồm: cám công nghiệp 1-1,5kg; bột ngô 1,5 - 2kg; thức ăn thô xanh ( cỏ voi, thân lá ngô, mía....) 25-30 kg. Lượng thức ăn tinh, thô cần điều chỉnh tăng dần theo thể trọng bò. Ngoài ra, để tích trữ thức ăn cho bò vào mùa đông, Khởi thường lấy cỏ voi cắt nhỏ rồi ủ lên men trong bao nylon thời gian nửa tháng là có thể sử dụng làm thức ăn cho bò.

Thời gian nuôi 18- 20 tháng là có thể xuất bán, trọng lượng mỗi con bò 3B thời kỳ xuất bán đạt 900-1.200kg. Ngoài thức ăn chính là cỏ voi và cám, ngô, 3 tháng trước khi chuẩn bị xuất bán, Khởi vỗ béo đàn bò bằng cách cho ăn bã đậu và bỗng rượu; tăng lượng thức ăn tinh khoảng 3-5kg, chia làm 4-5 bữa/ngày. Qua quá trình theo dõi, trong vòng 1 tháng trọng lượng mỗi con bò sẽ tăng thêm 30- 40kg.

Khởi chia sẻ: “Để đàn bò phát triển tốt, khỏe mạnh, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, môi trường xung quanh và giữ cơ thể bò luôn được sạch sẽ. Chuồng nuôi cao ráo thoáng khí, khu vực xung quanh được phát quang bờ bụi, thông thoáng, khơi thông cống rãnh, tích cực diệt ruồi, muỗi, phun khử khuẩn và tiêm phòng cho bò định kỳ 6 tháng/lần”.

Với tinh thần cần cù, chịu khó, ham học hỏi, mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, từ năm 2016 đến nay, số lượng đàn bò 3B tại trang trại của gia đình anh Khởi ổn định 60 con. Riêng năm 2021, Khởi xuất bán 20 con bò. Trong đó, ngoài việc xuất bán bò hơi, Khởi còn trực tiếp mổ bò để bán thịt. Theo đó, giá bán bò hơi ở mức 90.000 đồng/kg; còn thịt bò được anh trực tiếp mổ thì bán với giá 240.000-250.000 đồng/kg. Hiện tại, trang trại của  Khởi tạo công ăn việc làm  thường xuyên cho 3 lao động địa phương với mức thu nhập 6-6,5 triệu đồng/người/tháng. Theo tính toán, trừ chi phí, Khởi thu lãi 500 triệu đồng/năm.

Thành công bước đầu với mô hình chăn nuôi bò 3B, Khởi là một trong những tấm gương sáng về phát triển kinh tế. Đây thực sự là mô hình chăn nuôi có hiệu quả, khai thác được lợi thế của địa phương và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình. Mô hình trang trại nuôi giống bò cao sản 3B của chàng trai 9X Dư Quốc Khởi đang được nhiều hộ dân ở xã Phù Lưu nói riêng và huyện Ứng Hòa nói chung học tập và làm theo.

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.