Chế tạo thành công robot siêu nhỏ khử kim loại gây ô nhiễm nước

Theo thông tin trên tạp chí Nature Communications, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã phát triển những robot siêu nhỏ có khả năng loại bỏ kim loại nặng khỏi nước ô nhiễm.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, kim loại nặng xâm nhập vào mực nước ngầm thông qua bãi rác, hoạt động khai thác mỏ và bãi thải công nghiệp. Các kim loại nặng phải được loại bỏ khỏi nguồn nước. Tuy nhiên, những phương pháp hiện tại yêu cầu các quy trình phức tạp gồm nhiều bước để loại bỏ kim loại nặng. Trong nỗ lực mới này, các nhà nghiên cứu báo cáo giải pháp thay thế khả thi là nanorobot.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển những robot siêu nhỏ từ tính cảm ứng nhiệt. Chúng có khả năng liên kết với các kim loại nặng trong một số trường hợp nhất định. Đồng thời, robot có thể giải phóng vào một số kim loại khác. Mỗi robot rộng 200 nanomet và được chế tạo bằng cách sử dụng chất đồng trùng hợp ba khối pluronic (PTBC) cùng ôxit sắt. Nhờ đó, cho phép chúng được điều khiển thông qua từ trường.

Chất đồng trùng hợp là một PTBC nhạy cảm với nhiệt độ. Khi đặt trong nước mát, vật liệu liên kết với các kim loại nặng. Khi được đặt trong nước ấm, các liên kết giãn ra từ đó cho phép các kim loại tách ra khỏi vật liệu.

untitled.png

Công thức ứng dụng của nanorobot trong khử kim loại nặng.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là một nhóm nanorobot có thể được đặt vào một mẫu nước mát. Tại đó, robot sẽ phân tán tự nhiên và liên kết với bất kỳ kim loại nặng nào mà chúng gặp. Sau đó, các robot có thể sử dụng từ trường ở một vị trí riêng biệt - nơi nước được làm nóng, để hút các kim loại. Đáng chú ý, sự sắp xếp này cho phép các nhà khoa học tái sử dụng nanorobot.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm những robot nhỏ bé này bằng cách thêm một số kim loại nặng như asen vào bể nước. Sau đó, họ đưa các nanorobot vào nước. Đồng thời, để mẫu thử trong 100 phút khi các nanorobot thu thập kim loại. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu thu thập các nanorobot và đo lường lượng nguyên tố nặng đã được loại bỏ khỏi nước.

Kết quả là, xấp xỉ 65% kim loại nặng được loại bỏ. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, công việc của họ vẫn đang trong giai đoạn đầu. Nhóm cho biết đang lên kế hoạch tiếp tục thử nghiệm các robot. Từ đó, tìm hiểu xem liệu chúng có thể được sử dụng trong môi trường thực tế hay không.

 

 

Nguồn: Theo VietQ

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.