Chile: Cuộc bỏ phiếu đóng cửa 400 trang trại cá hồi tạm hoãn

Một cuộc bỏ phiếu của các chính trị gia Chile về việc có nên đóng cửa gần 400 trang trại cá hồi đã bị hoãn lại.

untitled-213449_873.jpg

Khoảng gần 400 trang trại cá hồi của Chile đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa. Ảnh minh họa: Rabobank.

Ủy ban Nghề cá, Nuôi trồng Thủy sản và Lợi ích Hàng hải (gọi tắt là Ủy ban) của Hạ viện Chile hoãn quyết định bỏ phiếu để xem xét các phản hồi từ tất cả các bên quan tâm.

Các trang trại cá hồi bị buộc phải di dời khỏi các công viên quốc gia và một nhóm đại biểu do Chủ tịch Ủy ban Jorge Brito, thuộc đảng Dân chủ Cách mạng, dẫn đầu, muốn thay đổi luật để các trang trại này cũng bị loại khỏi các vùng biển thuộc khu bảo tồn quốc gia và bảo tồn rừng.

Mục tiêu bảo tồn
Hiện có 320 nhượng quyền nuôi cá hồi trong Khu bảo tồn rừng Guaitecas, trong Vùng Aysén, và 69 nhượng quyền nuôi cá hồi khác đã được cấp cùng hơn 100 nhượng quyền đang chờ cấp phép tại Khu bảo tồn Quốc gia Kawésqar ở Vùng Magallanes và Nam Cực của Chile.

Nhóm nghị sĩ muốn di dời các trang trại tuyên bố các trang trại cá hồi không phù hợp với mục tiêu bảo tồn của các khu bảo tồn và muốn các trang trại bị xóa bỏ trong vòng hai năm sau khi thay đổi luật, không có địa điểm thay thế nào được cung cấp.

Khủng hoảng kinh tế
Lãnh đạo công đoàn Marta Oyarzo, Chủ tịch liên đoàn National Coordinator of Workers của Ngành Công nghiệp Cá hồi và các ngành liên quan, nói rằng đề xuất này có thể dẫn đến việc chấm dứt nghề nuôi cá hồi ở Chile.

Bà cho biết ngành cung cấp khoảng 40.000 việc làm trực tiếp. “Và nếu chúng ta cộng thêm các công việc gián tiếp, tổng cộng lên tới 70.000, không chỉ người lao động mà cả gia đình của họ cũng bị ảnh hưởng. Chúng tôi đang nói về hơn 2 triệu người sẽ bị tổn hại bởi kế hoạch này và do đó, một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội lớn sẽ được tạo ra ở các khu vực phía nam của đất nước".

Không đủ thời gian
Khi Ủy ban họp ngày 5/1, Brito nói rằng cần thêm thời gian trước khi một cuộc bỏ phiếu được thực hiện.

Brito, một kỹ sư xây dựng cho biết: “[Đề xuất] đầu tiên là loại bỏ các trung tâm nuôi cá hồi khỏi các khu bảo tồn biển và thứ hai là không nhượng bộ thêm. Về thời hạn di dời khỏi khu vực này, cần một cuộc thảo luận đầy đủ và do có quá nhiều bên và người liên quan khó có khả năng tiếp tục thảo luận vấn đề trước tháng 3.

"Việc di dời là không khả thi"
Cuộc họp bao gồm các bài thuyết trình từ người điều hành của các Công ty sản xuất gồm Arturo Clement (của SalmonChile), Joanna Davidovich (của Salmon Council) và Carlos Odebret (của Magallanes Salmon and Trout Producers’ Association).

Clement cho biết: “Kế hoạch đề xuất loại bỏ các trung tâm nuôi cá hồi khỏi các Khu bảo tồn Quốc gia Las Guaitecas và Kawéskar sẽ ảnh hưởng đến 383 nhượng quyền đang hoạt động 100% có chứng nhận quốc tế. Do đó, việc di dời là không khả thi.

Hơn nữa, kế hoạch cũng đề xuất tang diện tích các khu vực bảo tồn lên 5 hải lý (thay vì 1,5 hải lý), điều này sẽ làm cho các nhượng bộ trên thực tế biến mất ở khu vực lục địa Chiloé và thậm chí còn gây thiệt hại lớn hơn ở Aysén và Magallanes. Nếu áp dụng, 54% nhượng quyền sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu cộng thêm việc mở rộng thêm 5 hải lý (với 383 trang trại đã đóng cửa), thì sẽ dẫn đến 721 nhượng bộ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, kế hoạch không phân biệt các mức độ bảo vệ khác nhau, không thiết lập các tiêu chuẩn môi trường và chỉ đơn giản là ngăn cấm một hoạt động sản xuất, mang tính chất phân biệt đối xử”.

Động cơ tăng trưởng và hậu quả thảm khốc
Davidovich nhấn mạnh những nỗ lực và sáng kiến ​​mà ngành công nghiệp cá hồi liên tục thực hiện nhằm tăng tính bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.

“Nuôi cá hồi là động lực tăng trưởng quan trọng cho các vùng Los Lagos, Aysén và Magallanes, tạo ra hơn 70.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp, bên cạnh các dự án phát triển xung quanh ngành này", ông nói. “Một ví dụ là các công ty thành viên của Hội đồng cá hồi, đại diện cho 50% sản lượng cá hồi quốc gia, bao gồm hơn 7.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo ra một cơ hội tích cực để cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người”.

Odebret cho biết những thay đổi luật được đề xuất sẽ loại bỏ từ 30% đến 50% hoạt động nuôi cá hồi biển của Chile và so sánh những tác động với cuộc khủng hoảng bệnh hoại huyết cá hồi (infectious salmon anaemia - ISA) xảy ra trong ngành này 15 năm trước.

“Hàng nghìn công việc bị mất, công ty phá sản, nợ nần và một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội lớn là những gì đã xảy ra, và với kế hoạch này, có thể dự đoán rằng điều này sẽ xảy ra một lần nữa”, phát ngôn viên của cơ sở nuôi cá Magallanes cho biết.

“Nhưng không giống như những gì đã xảy ra với virus hoại huyết cá hồi ISA, chỉ là một tình huống tạm thời, nhưng ở đây người ta đề xuất rằng điều đó là vĩnh viễn. Ví dụ, thị trường sẽ giảm 40% đối với những nông dân đã trồng hơn 80.000 héc-ta ngũ cốc để làm thức ăn cho cá hồi, hàng nghìn xe tải vận chuyển hàng hóa và vật tư, cùng với những chiếc thuyền làm việc trong ngành, sẽ không còn chỗ để hoạt động, và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mất khả năng cạnh tranh. Nói tóm lại, hậu quả sẽ rất thảm khốc”.

Trong trường hợp Ủy ban bỏ phiếu ủng hộ đề xuất, thì sau đó đề xuất sẽ phải được Thượng viện của quốc hội Chile phê chuẩn, và sau đó trở lại Hạ viện để bỏ phiếu toàn thể.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.