Chính phủ Hà Lan gửi tối hậu thư cho người chăn nuôi gia súc

Theo đó, chính phủ Hà Lan yêu cầu người chăn nuôi phải đưa ra sự lựa chọn cuối cùng, hoặc làm cho trang trại thân thiện hơn với khí hậu, hoặc thay đổi công việc.

c9d710c23824127059bd866e127c27f214eb7500-211829_543.jpg

Chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính chính ở Hà Lan, nơi biến đổi khí hậu đe dọa nuốt chửng những cánh đồng trũng. Ảnh: AFP.

Trong khu vực rộng bằng phẳng của vùng nông thôn Hà Lan, Corne de Rooij không ngừng vuốt ve mõm của những chú bò đang cọ vào bắp chân của mình, tự hỏi ông sẽ có thể giữ chúng trong bao lâu.

Chăn nuôi gia súc là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính chính ở Hà Lan, nơi biến đổi khí hậu đe dọa nuốt chửng những cánh đồng trũng.

"Đó là đam mê và cuộc sống của tôi", người đàn ông 53 tuổi kín đáo nói nhỏ trong khu chuồng của mình ở miền nam Hà Lan, nơi ông nuôi bò và gà. "Nếu phải ngừng nuôi chúng, cảm giác sẽ rất đau đớn".

Những người nông dân Hà Lan đã bị chính phủ dồn vào chân tường, với việc buộc họ phải đưa ra sự lựa chọn cuối cùng là hoặc làm cho trang trại của họ thân thiện hơn với khí hậu, hoặc thay đổi công việc.

Chính phủ liên minh mới muốn cung cấp 25 tỷ euro (28 tỷ USD) vào năm 2035 để giúp giảm quy mô đàn và giảm lượng khí thải nitơ, một loại khí nhà kính đặc biệt do phân bón và phân thải thải ra.

Đất nước có diện tích nhỏ bé với dân số 17,5 triệu người này nhưng lại có số lượng động vật vô cùng ấn tượng: gần 4 triệu con gia súc, 12 triệu con lợn và 100 triệu con gà.

Hà Lan là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, nhưng nông nghiệp là nguyên nhân gây ra 16% lượng phát thải khí nhà kính của Hà Lan.

Bò cũng là loài thải ra khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh, từ hệ tiêu hóa của chúng.

"Bất trắc vô cùng lớn"
Chính phủ đặt mục tiêu giúp nông dân đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đào tạo lại, đổi mới hoặc thậm chí di dời nếu trang trại của họ gần khu vực tự nhiên được bảo vệ.

Nhưng nếu người nông dân không tuân thủ, chính phủ đã cảnh báo rằng họ thậm chí có thể thực hiện một bước đi rất quyết liệt là thu hồi đất của những nông dân ngoan cố.

Chính phủ Hà Lan khẳng định họ không có lựa chọn nào khác. Các dự án xây dựng khổng lồ nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhà ở đã bị tòa án tối cao đình chỉ trong một vụ kiện do các nhóm môi trường đưa ra về phát thải khí nhà kính.

Bằng cách thúc đẩy ngành nông nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi khí hậu, chính phủ hy vọng có thể tiếp tục một số dự án xây dựng này, đồng thời giảm 50% lượng khí thải nitơ vào năm 2030.

Nhìn chung, người Hà Lan nhận ra rằng đất nước của họ quá nhỏ để có thể làm tất cả mọi thứ cùng một lúc: nông nghiệp, một ngành công nghiệp sản xuất hoa khổng lồ, một trong những sân bay lớn nhất châu Âu tại Schiphol ở Amsterdam, một mạng lưới đường sá dày đặc, nhà ở cho tất cả mọi người và kể cả các khu thiên nhiên.

Liên minh mới của Thủ tướng Mark Rutte, trong nhiệm kỳ thứ 4 của ông - không đề cập cụ thể đến việc giảm quy mô đàn gia súc, nhưng đây là một biện pháp đã được xem xét từ lâu và đã làm dấy lên sự giận dữ của ngành nông nghiệp.

Ông De Rooij, sống tại làng Riel, thuộc tỉnh Brabant, gần biên giới Bỉ, cho biết, những người nông dân, những người thường xuyên kinh doanh trong nhiều thế hệ, đã cảm thấy cô đơn và lạc lõng trong nhiều năm.

"Bất trắc là vô cùng lớn" đối với De Rooij và các đồng nghiệp của ông, những người mà ông nói luôn phải đối mặt với các quy tắc mới đòi hỏi đầu tư nhiều hơn.

Sắc lệnh mới nhất sẽ tiêu tốn của De Rooij gần một triệu euro để làm cho chuồng trại của ông có thể đạt mức trung hòa các bon.

De Rooij nói rằng nông nghiệp đã dễ dàng trở thành một nạn nhân mà chính phủ Hà Lan luôn nhắm đến ngay từ đầu, ngay cả khi ông nói rằng ông "rõ ràng là lo ngại" trước những biến đổi khí hậu.

"Nhưng hãy cho chúng tôi thời gian và tiền bạc" và "mục tiêu rõ ràng", ông nói.

"Giai đoạn khởi đầu"
Liên minh nông nghiệp chính của Hà Lan, LTO, cho biết chính phủ đã đúng khi cung cấp hỗ trợ hàng tỷ euro để làm cho lĩnh vực này bền vững hơn.

Nhưng Liên minh LTO chỉ trích thực tế rằng nhiều tiền hơn đã được dành để đền bù cho những nông dân dừng làm nông, hơn là để khuyến khích những người nông dân muốn tiếp tục công việc của mình.

"Người nông dân có thể thấy sự biến đổi của khí hậu, họ có thể thấy những gì họ phải làm và họ muốn làm điều đó - nhưng có một cái giá phải trả", Chủ tịch LTO, Sjaak van der Tak nói với AFP.

"Chúng tôi đang ở giai đoạn khởi đầu, nhưng xã hội và chính trị phải làm cho quá trình chuyển đổi này có thể xảy ra".

Cho đến lúc đó, Corne de Rooij đang học cách sống chung với sự không chắc chắn.

“Tôi biết khá nhiều đồng nghiệp nghĩ rằng họ sẽ tốt hơn nếu bỏ việc, bởi vì ở Hà Lan, bạn không biết phải nhảy bằng chân nào”, Rooij nói. "Các chính trị gia phải quen thuộc với vai trò và hoàn cảnh mới".

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.