Chinh phục sản phẩm khó hiểu như… phụ nữ

Cho rằng cà phê khó hiểu như phụ nữ, anh Vương đã tỉ mẩn… trải nghiệm qua tất cả các khâu, càng ngày càng nhận diện cà phê tinh tế hơn, thích ứng với bối cảnh thị trường đầy biến động hiện nay.

Dấn thân vào con đường hữu cơ

Anh Lê Văn Vương (SN 1984, trú ở TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) mở đầu câu chuyện bằng tâm sự của một tín đồ cà phê: “Muốn biết suy nghĩ của đàn ông hãy cùng họ thưởng thức cà phê”. Chính cà phê đã thay đổi cuộc đời anh.

Lê Văn Vương sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Năm 12 tuổi, Vương theo gia đình vào Đắk Lắk lập nghiệp. Yêu vùng đất đỏ bazan, yêu trái cà phê chín mọng, nhưng vì đam mê, chàng trai trẻ bỏ lại nương rẫy lên TPHCM học Cao đẳng Giao thông vận tải 3, chuyên ngành Xây dựng cầu đường. Tốt nghiệp ra trường, ngược xuôi với các công trình nơi đất khách quê người gần 5 năm, sau nhiều vấp ngã, Vương chợt thèm nhớ cảm giác thả mình vào cơn gió đại ngàn giữa rẫy cà phê xanh mướt, thỏa thích hít hà hương thơm nồng nàn của xứ đất đỏ. Thế rồi, chàng trai trẻ quyết định về lại quê hương Đắk Lắk.

anh-4-1-9545.jpg

Vườn cà phê hữu cơ của anh Vương nằm trong mô hình du lịch cộng đồng

Năm 2012, anh xin vào làm việc tại một số công ty cà phê trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột để xâm nhập thị trường. Vương lao vào nghiên cứu, tìm hiểu thị trường cũng như nhu cầu khách hàng để thực hiện ước mơ tạo ra các loại cà phê đặc biệt. Sau nhiều năm dày công học hỏi, năm 2015, anh thành lập công ty riêng chuyên thu mua cà phê cho người dân để sản xuất và thương mại.

Đồng thời, Vương lặn lội xuống TPHCM mở rộng, khai thác thị trường. Chàng trai ấy có thể ngồi hàng giờ hay cả ngày để lắng nghe mọi người chia sẻ về cà phê. Câu chuyện của những Việt kiều Pháp đã gợi mở cho anh một hướng đi mới, về việc tận dụng thế mạnh của vùng để sản xuất cà phê hữu cơ. “Để có sản phẩm sạch, trước tiên cần vùng nguyên liệu sạch. Tôi bắt tay vào tìm hiểu kỹ về nguồn hàng cũng như quy trình chế biến”, anh nói.

Nói là làm. Vương trồng thử nghiệm 1,4ha cà phê hữu cơ tại rẫy của gia đình ở xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột. Ban đầu, người dân không khỏi hoài nghi về phương pháp này. Thế nhưng, chỉ sau một năm, chàng trai trẻ đã chứng minh cho họ thấy cà phê hữu cơ không bị giảm sản lượng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bằng thực tế, Vương đã thuyết phục được người dân chuyển hướng canh tác tham gia vào chuỗi liên kết của công ty do mình lập ra. Lúc này, anh biết mình đã thành công một nửa.

“Sản phẩm đầu tiên được công ty sáng tạo thành công là cà phê Mộc đặc biệt Vương Thành Công, dùng pha máy hoặc pha phin. Trong ngành cà phê, đây là sản phẩm duy nhất của tỉnh cho tới thời điểm hiện tại đạt OCOP 4 sao”.

anh-5-1-616.jpg

Anh Lê Văn Vương, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Vương Thành Công

Theo anh Vương, ngày đầu khởi nghiệp gặp không ít khó khăn. Khi thuyết phục được người dân, công ty ký hợp đồng với chủ vườn. Yêu cầu họ tuân thủ đúng quy trình đưa ra. Nếu năng suất thấp hơn, công ty sẽ bù thiệt hại, cam kết mua giá cao hơn thị trường từ 10.000 đồng -20.000 đồng/kg theo năm. Với việc nâng cao giá trị hạt cà phê bằng phương thức canh tác mới, anh Vương đã thành công trong việc thay đổi tư duy trồng trọt bao đời của bà con nông dân.

 
Đa dạng sản phẩm

Chính trong con đường dấn thân vào cà phê hữu cơ đã cho chàng trai trẻ Lê Văn Vương nhiều sáng kiến, tạo ra những sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. Những lần lên rẫy, vị ngọt từ vỏ quả chín, hương thơm từ hoa giúp anh đưa ra ý tưởng chế biến thành sản phẩm trà cà phê. Với những kiến thức về đông y tích lũy, anh dành nhiều thời gian sáng tạo ra rượu và vang cà phê với giá bán 2,5 triệu đồng/lít; 6 triệu đồng/lít vang. Hai dòng sản phẩm này được nhiều người chuộng vì có vị ngọt, thơm của vỏ và một chút đắng nhẹ của nhân cà phê. Mỗi năm, công ty sản xuất 100 lít nhưng không đủ hàng bán.

Anh tỉ mẩn trải nghiệm qua tất cả các khâu, càng ngày càng nhận diện tinh tế hơn về cà phê. Theo Vương, cà phê khó hiểu như người phụ nữ. Mỗi loại cà phê, mỗi lần thưởng thức cho ta những cảm nhận hương vị hoàn toàn khác biệt.

Công việc kinh doanh đang thuận lợi, các sản phẩm từ cây cà phê hữu cơ của công ty không phải lo đầu ra. Thế rồi, dịch COVID-19 ập đến khiến doanh thu công ty Vương giảm 75-80%, có thời điểm về con số 0. “Tận dụng thời gian giãn cách, tôi tổ chức lớp học trực tuyến miễn phí cho nhân viên về chuyển đổi số. Đồng thời, mời các chuyên gia trong ngành cà phê chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho những người khởi nghiệp yêu thích cà phê. Công ty cũng đẩy mạnh bán hàng ở 5 sàn thương mại điện tử trong nước”, Vương cho biết thêm.

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.