Chinh phục thị trường ''khó tính'' bằng chất lượng

Tỷ trọng xuất khẩu gia tăng cho thấy, hàng Việt Nam ngày càng chủ động chinh phục những thị trường "khó tính" trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, còn nhiều việc phải làm để hàng Việt Nam đứng vững và tiếp tục mở rộng thị phần...

thuysan.jpg

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam (thành phố Cần Thơ). Ảnh: Vũ Sinh

Nhìn nhận về tình hình xuất khẩu những năm gần đây, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Nguyễn Cẩm Trang đánh giá, xuất khẩu của nước ta đã có tăng trưởng tích cực, không chỉ về quy mô chiều rộng mà hướng tới chiều sâu. Đặc biệt, hàng hóa Việt Nam đã tiếp cận các thị trường được coi là “khó tính” nhất trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong giai đoạn 2015-2020, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 130%, đạt 77,08 tỷ USD; sang Liên minh châu Âu (EU) đạt 35,14 tỷ USD, tăng 33,5%; sang Nhật Bản đạt 19,28 tỷ USD, tăng 36%...

Tiếp đà trên, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 28,6% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt 96,29 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2020; quý I-2022 con số này là 25,57 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ. Tương tự, xuất khẩu sang EU trong năm 2021 cũng tăng 14,2%, đạt 45,8 tỷ USD. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 11,21 tỷ USD, tăng 16,3%. Cũng trong năm 2021 xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 20,1 tỷ USD, tăng 4,4%, trong khi 3 tháng đầu năm 2022 đạt 5,4 tỷ USD, tăng 10,6%...

Không chỉ tăng về tỷ trọng, xuất khẩu hàng Việt Nam tới các thị trường “khó tính” còn có nhiều thuận lợi, bởi hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới (trừ Hoa Kỳ) đều đã ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Theo đó, thuế nhập khẩu đã được dỡ bỏ hoặc cắt giảm. Thâm nhập các thị trường lớn giúp mang lại những đơn hàng có giá trị cao và ổn định cho doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sản xuất theo quy mô lớn và kiểm soát chất lượng chặt chẽ.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Cẩm Trang cũng cho rằng, để mở rộng hơn nữa thị phần tại các thị trường “khó tính”, hàng hóa Việt Nam cần ổn định về chất lượng cũng như số lượng, vượt qua các tiêu chuẩn được đánh giá là rất cao và cạnh tranh tốt với hàng hóa cùng loại của các nước khác.

Còn bà Jolie Nguyen, đại diện Công ty Dịch vụ Lương Nguyễn (Hoa Kỳ) cho biết, tuy nhu cầu tiêu dùng trái cây nhiệt đới của người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng tăng nhưng thị trường này có tiêu chuẩn cao, yêu cầu doanh nghiệp phải làm ăn lâu dài, bài bản, đặt cam kết chất lượng lên hàng đầu. Việc xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Hoa Kỳ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhiều quy định liên quan tới bảo vệ thực vật, kiểm dịch, an toàn thực phẩm…

Để nâng cao thị phần tại thị trường Hoa Kỳ, cũng như các thị trường cao cấp khác, Tham tán Công sứ, Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ Bùi Huy Sơn chỉ rõ, doanh nghiệp cần tăng hàm lượng kỹ thuật trong các sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng tính hợp pháp, sự an toàn, thân thiện với môi trường; đánh giá thường xuyên các nguy cơ về cạnh tranh không lành mạnh để hạn chế rủi ro về phòng vệ thương mại.

Với thị trường Nhật Bản, Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản Tạ Đức Minh lưu ý: “Doanh nghiệp trong nước không thể xuất khẩu những sản phẩm sẵn có mà cần nghiên cứu sản xuất loại hàng hóa phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Bên cạnh đó, bao bì cũng cần bắt mắt, nhãn mác phải có đầy đủ thông tin”.

Để thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường lớn, thời gian qua, Bộ Công Thương thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kiến thức về các hiệp định thương mại tự do, nâng cao năng lực thương mại quốc tế và tăng cường thông tin đến các doanh nghiệp. Bộ cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tiếp cận và tiêu thụ hàng hóa tại các hệ thống phân phối nước ngoài.

Về hoạt động xúc tiến thương mại, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Vũ Bá Phú cho biết, Cục sẽ luôn nỗ lực đồng hành cùng các địa phương, doanh nghiệp trong hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến phát triển thị trường cho nông sản, hàng hóa Việt Nam. Đồng thời, Cục phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại các nước tìm kiếm và kết nối các khách hàng nhập khẩu triển vọng cho doanh nghiệp, nhất là khi dịch Covid-19 trên thế giới đang từng bước được kiểm soát, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa gia tăng trở lại.

 

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.