"Chỉnh sửa” gen cây trồng để nâng cao giá trị dinh dưỡng và kinh tế

"Chỉnh sửa" gen cây trồng mang lại nhiều lợi ích về giá trị dinh dưỡng, kinh tế và khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của môi trường

dinh-duong.jpg

Những thử nghiệm thực địa đầu tiên của lúa mì chỉnh sửa gen bằng công cụ CRISPR (Nguồn: Euractiv)

Dẫn nguồn tin từ Euro Active (euractiv.com), Văn phòng Croplife Việt Nam cho biết: Sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen, giúp giảm hàm lượng asparagin (hoạt chất có thể chống ung thư - PV) trong lúa mì, thế hệ lúa mì cải tiến sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi có thể giảm bớt nguy cơ tiếp xúc của họ với với acrylamide (acrylamide được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp tiềm tàng của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và được IARC xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A) từ chế độ ăn uống.

Đồng thời, cây trồng mới này cũng giúp các cơ sở kinh doanh thực phẩm dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các quy định liên quan tới hàm lượng của acrylamide cũng như vấn đề dinh dưỡng trong sản phẩm khi đưa ra thị trường.

Theo kế hoạch, dự án thử nghiệm này được thực hiện trong 5 năm tới, kết thúc vào năm 2026, trong đó cây sẽ được gieo trồng vào tháng 9 và tháng 10 mỗi năm và thu hoạch vào tháng 9 năm sau.

Theo Croplife Việt Nam, kỹ thuật CRISPR là một trong các kỹ thuật chỉnh sửa gen hiện đại, được thiết kế để tạo ra những thay đổi nhỏ đối với một gen mục tiêu của cây trồng. Mặc dù được dự đoán sẽ làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp, hành lang pháp lý và việc sử dụng công nghệ này vẫn đang là vấn đề được thảo luận tại Châu Âu.

Cụ thể, một phán quyết Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) vào năm 2018 đã cho rằng các sinh vật được tạo ra bởi các kỹ thuật chỉnh sửa gen mới, chẳng hạn như CRISPR về cơ bản vẫn phải tuân theo các quy định dành cho cây trồng biến đổi gen.

Tuy nhiên, kể từ khi rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU), Vương quốc Anh đã cho thấy các tín hiệu về việc không tiếp tục đi theo các hướng dẫn này của khối EU sau khi họ đã tiến hành một cuộc tham vấn về công nghệ chỉnh sửa gen với mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất để phát huy các tiềm năng, lợi ích của công nghệ này với ngành nông nghiệp và với môi trường.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.