Chủ động nguyên liệu, không để xuất khẩu cá tra năm 2022 bị đứt gãy

Các tỉnh nuôi cá tra lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long đang đẩy mạnh sản xuất, không để thiếu nguyên liệu phục vụ xuất khẩu trong năm 2022.

xuat-khau-ca-tra-thu.jpg

Để đạt mục tiêu chế biến, xuất khẩu cá tra năm 2022, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu. Ảnh: Vasep

Không để thiếu nguyên liệu xuất khẩu cá tra năm 2022

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NNPTNT), cho biết: Cả nước hiện có khoảng 96 cơ sở sản xuất giống cá tra, trong đó có 80 cơ sở đang hoạt động (số cơ sở sản xuất giống đang hoạt động là 80) và 2.289 cơ sở ương dưỡng giống cá tra. Sản lượng ước đạt khoảng 25 tỉ con cá tra bột và 3,1 tỉ con cá tra giống, bằng 62% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, số lượng cá giống thả nuôi năm 2021 đã giảm sút so với năm 2020. Nếu không đẩy mạnh tốc độ nuôi, thả, dự báo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu trong quý I/2022 có thể thiếu hụt.

Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu, năm 2022, ngành cá tra đang đặt kế hoạch đạt trên 5.200ha diện tích thả nuôi phát sinh; sản lượng cá tra thương phẩm đạt trên 1,7 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,6 tỉ USD.

"Tổng cục Thủy sản đang đẩy mạnh chỉ đạo tổ chức sản xuất giống, vật tư đầu vào phục vụ nhu cầu thả nuôi trong tháng 12.2021 và các tháng đầu năm 2022; đẩy mạnh thả nuôi để đảm bảo nguyên liệu chế biến năm 2022. Với diện tích thả nuôi cá tra trong tháng 12 năm 2021 ước đạt 330ha, cần khoảng 200 triệu con giống” – Tổng cục trưởng Trần Đình Luân thông tin.

Hiện nay, các tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những vùng nuôi cá tra lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước. Ngành cá tra tự kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất bền vững theo chuỗi.

Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh An Giang Nguyễn Sĩ Lâm, trên địa bàn tỉnh có 9 cơ sở sản xuất giống cá tra bột với tổng 41.823 con cá bố mẹ, năng lực cung cấp 12 tỉ bột/năm.

Dự báo dịch COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp, tỉnh An Giang đã xây dựng kế hoạch để chủ động sản xuất, kinh doanh để không thiếu hụt nguồn cung chế biến trong tháng cuối năm và năm 2022. Năm 2020, An Giang phấn đấu đạt sản lượng 440.000n tấn cá tra thương phẩm tấn, sản lượng bột đạt 12 tỉ, cá tra giống đạt 1.956 triệu con.

Sở NNPTNT tỉnh Đồng Tháp cũng đặt mục tiêu năm 2022, diện tích thả nuôi cá tra đạt 2.150ha (tăng 8,1% so với năm 2021), sản lượng dự kiến khoảng 480.000 tấn (tăng 4% so với năm 2021), sản lượng cá tra bột 24.000 triệu con (tăng 26,3%), sản lượng giống dự kiến khoảng 1.300 triệu con (tăng 18,1%)… 

Xuất khẩu cá tra “vượt sóng” COVID-19

Theo Tổng cục Thủy sản trong các tháng 7, 8, 9.2021, hoạt động sản xuất, chế biến cá tra xuất khẩu đã bị ngừng trệ do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, ngay sau khi bỏ giãn cách xã hội, chuyển từ “Zero COVID” sang thích ứng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, hoạt động sản xuất cá tra hồi phục nhanh chóng.

“Sản lượng nuôi trồng thủy sản cả năm ước đạt 4,75 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020. Trong đó sản lượng cá tra đạt khoảng 1,5 triệu tấn, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu cá tra ước đạt trên 1,5 tỉ USD dù trong các tháng 7,8,9 mọi công đoạn sản xuất, chế biến bị ngưng trệ vì COVID-19”- ông Trần Đình Luân chia sẻ.

Tổng cục trưởng Trần Đình Luân cho rằng, chủ động nguồn nguyên liệu và nhân lực lao động, kế hoạch sản xuất bài bản, đảm bảo lưu thông hàng hóa là những yếu tố quan trọng để ngành cá tra đạt được mức tăng trưởng sau khi bỏ giãn cách.

“Sau khi triển khai nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, hoạt động sản xuất tại các nhà máy chế biến cơ bản đã được khôi phục. Nhờ đó, hoạt động thả nuôi đã được đẩy mạnh góp phần thực hiện kế hoạch của ngành. Kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến 15.11.2021 đã đạt 1,3 tỉ USD, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2020” – Tổng cục trưởng Trần Đình Luân thông tin.

Nguồn: Theo báo Lao động

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.