Chuỗi cung ứng thực phẩm của Vương quốc Anh dễ bị tấn công mạng

'Phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm ở nước ngoài và đặt hàng qua máy tính khiến nguồn cung gặp rủi ro', các chuyên gia cảnh báo.

5522-084257_298.jpg

Vương quốc Anh chỉ tự cung tự cấp được khoảng 50% trong sản xuất lương thực chứ không phải 80% như được khuyến nghị.

Nguồn cung cấp lương thực của Anh rất dễ bị tấn công mạng, một chuyên gia hàng đầu về thực phẩm cảnh báo, đồng thời cho rằng nếu chú trọng nhiều hơn vào sản xuất trong nước sẽ thúc đẩy an ninh lương thực của nước này.

Tim Lang, giáo sư về chính sách lương thực tại City, Đại học London, cho biết: “Nếu ai đó muốn thực sự làm hỏng hệ thống lương thực của Anh, họ có thể hạ gục các vệ tinh. Hệ thống 'kịp thời' của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào dịch vụ hậu cần trên máy tính. Khi bạn thanh toán, máy tính không chỉ cộng hóa đơn mà còn sắp xếp hàng chờ còn lại".

Cảnh báo của giáo sư Lang được đưa ra trước khi chiến lược lương thực quốc gia do chính phủ ủy quyền công bố lần thứ hai vào tháng này. Henry Dimbleby, người đồng sáng lập chuỗi nhà hàng Leon, vào năm 2019, được bổ nhiệm để giám sát việc đánh giá hệ thống thực phẩm của Vương quốc Anh. Phần đầu tiên của chiến lược lương thực nước Anh, được công bố vào năm ngoái, cho biết Brexit là "cơ hội một lần trong đời" để định hình lại chính sách.

5184-083522_983.jpg

Henry Dimbleby - người đồng sáng lập chuỗi nhà hàng Leon.

Rò rỉ của báo cáo sắp tới cho thấy họ sẽ đề xuất mức thuế 6% đối với thực phẩm có hàm lượng muối cao, điều này có thể làm tăng giá của một chiếc hamburger Big Mac (của McDonald's) lên 20 pound và tăng thêm 5 pound cho một túi khoai tây chiên giòn.

Các khuyến nghị của ông Dimbleby sẽ được tiếp nối bằng sách trắng được ban hành vào năm tới nhằm hướng đến một chương trình hành động thực phẩm mới, khiến khoảng thời gian 12 tháng tiếp theo trở nên quan trọng.

Một báo cáo khác, đồng tác giả của Lang, Erik Millstone, giáo sư danh dự về chính sách khoa học tại Đại học Sussex và Terry Marsden, giáo sư về chính sách môi trường và quy hoạch tại Đại học Cardiff, cho biết chính phủ đã có thái độ tự mãn về an ninh lương thực và “phụ thuộc quá mức vào những nước khác” để cung cấp lương thực cho người dân của mình.

“Cho đến nay, các bộ trưởng vẫn chưa đặt ra mục tiêu rõ ràng nào cho hệ thống lương thực của Vương quốc Anh sau Brexit, hoặc thậm chí cho các mức sản xuất trong nước”, các học giả cho biết trong thời báo Testing Times for UK Food Policy, xuất bản tuần này. “Quan điểm mặc định của chính phủ là để vấn đề lương thực lại cho các công ty quan tâm”.

Brexit “có ảnh hưởng rất lớn đối với lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt là vì các nhà cung cấp thực phẩm của Vương quốc Anh vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với EU. Một thỏa thuận thương mại nào đó không thể thay thế cho các mối liên kết thực phẩm đã tồn tại trong nửa thế kỷ”.

Khoảng một phần ba thực phẩm mua ở Anh đến từ EU. Việc công nhân EU di cư khỏi Anh trong 18 tháng qua đã tác động đáng kể đến việc sản xuất và phân phối lương thực.

1722712-084221_352.jpg

Việc công nhân EU di cư khỏi Anh trong 18 tháng qua đã tác động đáng kể đến việc sản xuất và phân phối lương thực (Ảnh minh họa).

Theo ông Lang, Vương quốc Anh nên hướng tới mục tiêu tự cung tự cấp 80% trong sản xuất lương thực, so với khoảng 50% hiện nay. “Nước Anh hiện chỉ sản xuất 52% rau [chúng tôi ăn], và 10% hoặc 11% trái cây. Vẫn phải nhập khẩu táo và lê. Thật là lố bịch”.

Ông nói: Bốn từ tổng hợp những gì cần thiết trong một chính sách lương thực mới. “An ninh lương thực - có đủ thực phẩm giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, bền vững, tốt từ các hệ thống cung cấp bền vững không? Và bảo đảm lương thực - sự cần thiết phải bảo vệ các đường cung cấp”.

Lang nói thêm, có những thiệt hai rất lớn khi không áp dụng một chính sách lương thực tích hợp và chặt chẽ. “Nước Anh đã biến thực phẩm từ nguồn cung cấp sự sống thành nguồn gốc gây tử vong – các bệnh béo phì, tiểu đường, đột quỵ, làm giảm tuổi thọ. Ngoài ra còn có các thiệt hại về xã hội, tài chính, tình cảm và môi trường", ông thông tin.

“Chúng tôi đã kéo dài chuỗi thức ăn. Khoảng cách giữa người sản xuất chính và người tiêu dùng thực phẩm trực tiếp ngày càng liên quan đến nhiều người. Có những dịch vụ giao hàng khuyến khích chúng tôi thậm chí không cần đến cửa hàng cà phê hoặc siêu thị địa phương - họ sẽ tự mang đến cho bạn. Kết quả là ở Vương quốc Anh, chúng tôi chi 225 tỷ bảng mỗi năm cho đồ ăn thức uống, nhưng những người sản xuất chính - nông dân và ngư dân – chỉ nhận được khoảng 7% trong số tiền đó”, Lang bổ sung.

Lang và các nhà nghiên cứu cùng ông đã đưa ra 9 nguyên tắc và thử nghiệm cho một chính sách lương thực toàn diện, bao gồm an ninh, khả năng phục hồi, nghèo đói và giảm sự tập trung cung cấp lương thực vào tay một số công ty khổng lồ. Báo cáo cho biết phải gây áp lực lên chính phủ để ngăn chặn chính phủ “làm hỏng các lợi ích hiện đang có”.

Lang cho biết ông hy vọng các đề xuất của Dimbleby sẽ phác thảo một chính sách mạnh mẽ dựa trên tính bền vững. “Nhưng vấn đề là liệu nó sẽ được chính phủ tiếp nhận hay xếp xó, loại bỏ, giải pháp sơ sài”.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.