Covid-19 tạo cơ hội cho những người trồng hoa ở Mỹ

Đại dịch là một động lực bất ngờ cho các doanh nghiệp địa phương tại Mỹ tập trung vào lĩnh vực trồng hoa.

2614-elliot-072350_424.jpg

Jenny Elliott, đồng sở hữu cửa hàng hoa Tiny Hearts ở Hillsdale (New York). Ảnh: Bloomberg.

Những người nông dân trồng hoa tại Mỹ đang phát triển mạnh bằng cách bán và tiếp thị hoa trực tiếp cho người tiêu dùng, đồng thời hình thành quan hệ đối tác với các nhà thiết kế hoa và các công ty tổ chức sự kiện. Và trớ trêu thay, Covid-19 có thể mang lại món lợi ích cuối cùng cho các nhà sản xuất nhỏ hơn này.

Hoa thương mại đại trà như cẩm chướng, hoa hồng, loa kèn... tác động đáng kể tới môi trường do được trồng với liều lượng lớn thuốc trừ sâu, và với các biện pháp lao động thường xuyên có vấn đề. Những bông hoa như vậy đối lập với những loại hoa xa xỉ được sản xuất bền vững hơn.

Các giao dịch mua hoa thương mại đại trà sẽ tiếp tục và không biến mất mất sớm, bất chấp sự thay đổi địa chấn trong thời kỳ đại dịch, nhưng hiện vẫn còn chỗ cho một giải pháp thay thế.

Rất nhiều nông dân trồng hoa tham gia thị trường thông qua mô hình kinh doanh kết hợp cho phép họ tính phí cao hơn giá hàng hóa đối với các loại hoa đặc sắc, chẳng hạn như các loại hoa chóng tàn và các giống hoa cổ điển.

Việc trồng một loại hoa mẫu đơn có mùi thơm và tinh tế còn khó hơn là trồng hàng chục bông hoa loa kèn giống hệt nhau, được phun nhiều hóa chất và lai tạo để trở nên cứng và có thể uốn được. Những người trồng trọt phải đối mặt với những thách thức gia tăng này thấy rằng họ có thể tính phí cao hơn bằng cách tự thiết kế và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Người mua sắm tỏ ra không ngại chi tiêu nhiều hơn cho những thứ xa xỉ hợp túi tiền trong thời kỳ đại dịch. Jenny Elliott, đồng sở hữu cửa hàng hoa Tiny Hearts ở Hillsdale (New York), nói: “Mọi người không quan tâm — họ sẵn sàng chi tiền”.

Những người bán hoa không tự trồng hoa cũng tham gia vào quá trình đang thay đổi này. Họ hợp tác với những người trồng hoa là nông dân và giáo dục người tiêu dùng về giá trị của hoa bền vững tại địa phương. Taylor Patterson thành lập một studio thiết kế hoa ở New York nói khách hàng của cô sẵn sàng trả tiền cho các loại hoa đặc sắc vì họ hiểu những hạn chế làm cho những bông hoa hiếm và đặc biệt.

Patterson, chuyên cung cấp bó hoa cho các khách hàng thời trang, bao gồm Hermès và Carolina Herrera, cho biết: “Đó cũng là lý do bạn chi 5 USD cho một quả cà chua thụ phấn tự nhiên thay vì 50 cent cho một quả cà chua nhập khẩu từ Mexico. Một bó hoa hỗn hợp từ Tiny Hearts có giá 25 USD tại cửa hàng; một bó hoa có kích thước tương tự ở cửa hàng tạp hóa địa phương có thể có giá tương đương nhưng vì được chuyển qua nhiều cấp phân phối và nhà thiết kế sẽ khiến người trồng ban đầu thu được ít lợi nhuận hơn".

Betsaida Alcantara, một cư dân Copake và là người đăng ký tham gia chương trình cộng đồng ủng hộ nông nghiệp của Tiny Hearts cho biết: “Mua hoa hữu cơ trồng tại địa phương có vẻ xa xỉ, nhưng tôi thấy rằng mình sẽ có được những bông hoa đẹp nhất với chi phí thấp hơn những bông hoa nhập khẩu. Nó khiến tôi cảm thấy được kết nối với những người nông dân trồng chúng, bất chấp sự kiểm dịch”.

Một số khách hàng chỉ đơn giản là muốn tạo lại vẻ đẹp họ đã thấy lên mạng xã hội. Hình ảnh những bông hoa thược dược được hái trực tiếp từ cánh đồng hoặc một số ít hoa thủy tiên thụ phấn tự nhiên đang thay đổi nhận thức về vẻ đẹp của hoa.

Marybeth Wehrung, người điều hành Trang trại hoa Stars of the Meadow ở ngoại ô New York, cho biết: “Phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ trong những năm 2000 đã thực sự góp phần vào phong trào nông dân trồng hoa”.

wehrung-072424_778.jpg

Marybeth Wehrung, người điều hành Trang trại hoa Stars of the Meadow ở ngoại ô New York. Ảnh: Bloomberg.

Nhà văn Prinzing tán thành: “Để có được vẻ ngoài như bạn thấy trên Instagram... bạn cần những bông hoa mềm mại hơn, chóng tàn và có hình dạng bất thường đó” mà không phải những bông hoa “hoàn hảo” mua ở cửa hàng.

Wehrung cho rằng thị trường này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển. “Đã có một số tác động lớn đến các trang trại lớn ở Trung Mỹ và các khu vực khác trên thế giới vì khí hậu và Covid-19", bà nói. “Không phải lỗ hổng mà là lỗ hổng lớn cho các nhà sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đáp ứng nhu cầu đó”.

Và đó là trước khi đám cưới trở lại theo hình thức bình thường. Ann Marie Breyer, người trồng hoa cho Công ty thiết kế hoa Nectar & Bloom ở Thành phố New York, nói rằng cho đến nay, các cô dâu và chú rể đã sẵn sàng vung tiền hơn nhiều.

“Tôi không biết đó chỉ là sự căng thẳng và lo lắng khi phải trì hoãn hay đó là sự đánh giá cao hơn, chúng tôi đã không làm điều này quá lâu”, cô cho biết. “Tôi chắc chắn đó là sự kết hợp của cả hai.”

Luke Franco, đồng sở hữu cửa hàng hoa Tiny Hearts ở Hillsdale (New York), thậm chí còn lạc quan hơn. “Tôi nghĩ rằng đám cưới sẽ trở lại rầm rộ. Và các đám cưới sẽ lại tràn ngập hoa”.

 

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.