Cú đột phá cuối năm, thu gọn 9 tỷ USD về túi

Có sự đột phá trong tháng 11 và tháng 12 ở tất cả các thị trường, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu tôm, cá thu về gần 9 tỷ USD.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thuỷ sản có cú lội ngược dòng ngoạn mục trong những tháng cuối năm 2021, giúp Việt Nam thu về 8,9 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2020.

Theo VASEP, năm 2021 dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Đặc biệt, quý 3/2021, khi dịch bệnh bùng phát mạnh tại khu vực phía Nam (chiếm 90-95% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước), chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Thậm chí, thời điểm giãn cách xã hội tháng 7 và tháng 8, chỉ có khoảng 30% nhà máy chế biến thủy sản tại khu vực này duy trì sản xuất cầm chừng theo "3 tại chỗ", khoảng 70% còn lại phải ngừng sản xuất. Kéo theo công suất sản xuất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-35%.

xuat-khau-thuy-san-1.jpg


Năm 2021 xuất khẩu cá ngừ về đích với con số 757 triệu USD (ảnh: DT)

Nhưng ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128 đã giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất nhanh chóng, chớp cơ hội vàng vào những tháng cuối năm tại thị trường Âu - Mỹ... để đẩy mạnh xuất khẩu.

VASEP cho biết, sau khi tăng 23% trong tháng 11, xuất khẩu thủy sản tháng 12/2021 tiếp tục tăng 29% đạt trên 940 triệu USD. Đáng nói, tất cả các sản phẩm chủ lực đều tăng mạnh, từ 6-110%. Trong đó, xuất khẩu cá tra có sự đột phá với mức tăng trưởng lên tới 80%, đạt 245 triệu USD. Nhờ vậy, xuất khẩu cá tra cả năm 2021 vượt mục tiêu đề ra, đạt 1,6 tỷ USD, tăng 10%,

Tương tự, xuất khẩu cá ngừ tăng 55% trong tháng 12 đạt 85,5 triệu USD, đưa kết quả cả năm về đích với 757 triệu USD. Xuất khẩu mực, bạch tuộc cả năm đạt trên 600 triệu USD. Trong khi chốt năm 2021, con tôm cũng thu về gần 3,9 tỷ USD, tăng 4%.

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU vẫn là ba khách hàng lớn nhất của thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu. Trong đó, Mỹ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, 23% thị phần với trên 2 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2020.

xuat-khau-thuy-san.jpg


Để trở thành bếp ăn của thế giới, xuất khẩu thuỷ sản Việt phải duy trì được đà tăng trưởng (ảnh: MD)

Năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU chiếm 12% với trên 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020. 

Còn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có sự bứt phá ở tháng 12 khi tăng 90% so với cùng kỳ, đạt trên 170 triệu USD. Tuy nhiên, do xuất khẩu sang thị trường này liên tục sụt giảm từ tháng 3 tới tháng 10 nên tổng giá trị cả năm 2021 vẫn giảm 14% so với năm 2020, đạt 1,17 tỷ USD. Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ trọng 13% xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Tương tự, xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản năm 2021 đạt 1,3 tỷ USD, giảm trên 6%.

Bù lại, xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường mới có sự tăng trưởng mạnh. Đặc biệt, xuất khẩu thuỷ sản sang Nga 11 tháng năm 2021 tăng 27% so với cùng kỳ. 

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, năm 2022, Bộ sẽ đẩy mạnh ở tất cả các lát cắt, kể cả nuôi biển, nuôi nội đồng, khai thác để đạt mục tiêu xuất khẩu vượt 9 tỷ USD. Ông nhận định, sự bắt nhịp về thị trường của chúng ta rất nhanh. Bởi vậy, năm 2021 dù khó khăn vẫn đạt giá trị xuất khẩu 8,9 tỷ USD.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể yên tâm những gì đã có, phải đủ năng lực để phản ứng với những yêu cầu của thị trường để duy trì đà tăng trưởng, duy trì giá trị xuất khẩu để Việt Nam trở thành bếp của thế giới”, ông nói.

Ông cũng khuyến cáo, các thị trường quan trọng Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều có quy chuẩn riêng. Các doanh nghiệp, trang trại, người nông dân phải hiểu rằng phải bán gì người ta cần chứ không phải bán cái gì ta có.

 

 

Nguồn: Theo Vietnamnet.vn

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.