Đất lúa kém hiệu quả nhờ cây xoài thay thế giúp nông dân khấm khá

Trong những năm gần đây, nông dân An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái, trong đó diện tích xoài gia tăng đáng kể.

anh-1-163207_366.jpg

Giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 31.130ha đất lúa kém hiệu quả sang rau màu, cây ăn trái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong thời gian qua, tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển đổi sản xuất để thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, khắc phục khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 31.130ha đất lúa kém hiệu quả sang rau màu, cây ăn trái. Đa phần các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

Trong đó, mô hình chuyển đổi trồng xoài trên đất lúa kém hiệu quả tính từ năm 2017-2021 An Giang có trên 250ha diện tích chuyển đổi đang mang lại lợi nhuận từ 500-700 triều đồng/ha. Cây xoài được tỉnh An Giang rất quan tâm vì phục vụ các nhu cầu thị trường xuất khẩu và đem lại thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Đặc biệt những năm gần đây xoài được phát triển trồng nhiều ở vùng Bảy Núi và đất cù lao. 

Ở vùng cù lao Giêng, huyện Chợ Mới (An Giang) là nơi đầu tiên của tỉnh thực hiện chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả lên vườn trồng xoài, giúp nhiều hộ dân dù có đất ít cũng vươn lên khấm khá. Trong số những nông dân chuyển đổi trồng xoài trên đất lúa, ông Trần Văn Mảnh, ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới.

Ông Mảnh cho biết, cách đây 5 năm gia đình sống bằng nghề trồng lúa nhưng vụ nào cũng phá huề vốn hoặc lỗ vì chuột cắn phá lúa, năng suất không cao. Vả lại do xung quanh ai nấy cũng lên vườn trồng cây ăn trái, còn một mình trồng lúa xem như không ăn. Chính vì vậy ông cũng bỏ lúa lên vườn và chọn cây xoài tượng da xanh để trồng. Chỉ sau 2-3 năm trồng, lứa xoài đầu tiên thu hoạch bán đã đủ tiền lên bờ và mua cây giống đầu tư ban đầu. Các năm tiếp theo xoài thu nhập từ vài chục triệu đến trên hàng trăm triệu đồng/năm.

anh-2-163202_88.jpg

Tỉnh An Giang rất quan tâm cây xoài vì đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cũng theo ông Mảnh, tuy hiện nay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, dù giá bán xoài có những lúc xuống thấp nhưng nông dân vẫn có thu nhập cao hơn so với trồng lúa. Hiện gia đình ông đang trồng xoài theo VietGAP và có ký kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra nên rất yên tâm.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang, hiện toàn tỉnh có gần 12 ngàn ha trồng xoài các loại, cho ra sản lượng xoài bình quân khoảng 178.000 tấn xoài/năm (vụ thuận chiếm 70-80% sản lượng). Hiện nay, đã cấp trên cây ăn trái 78 mã số vùng trồng (65 mã số xoài, 7 mã số chuối, 4 mã số mít) và 19 mã số cho các cơ sở đóng gói ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, An Phú…

Riêng 65 mã số vùng trồng xoài với diện tích gần 8.000ha, trong đó có 35 mã số vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường khó tính, 30 mã số vùng trồng xoài đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Có 2 mã số vùng trồng đăng ký xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit trên xoài keo tại huyện An Phú.

anh-5-163208_756.jpg

Trong đó mô hình chuyển đổi trồng xoài trên đất lúa kém hiệu quả đang mang lại lợi nhuận từ 500-700 triều đồng/ha sau 3 năm đầu tư. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Những năm gần đây An Giang đẩy mạnh chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái chủ lực đã giúp nông dân vươn lên làm giàu. Trong đó tỉnh đang kỳ vọng xây dựng phát triển thương hiệu xoài An Giang để phục vụ xuất khẩu. Thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh sẽ đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng xoài (mã code) rộng rãi hơn tại những nơi chưa có mã số như: Hội làm vườn An Sơn Bảy Núi, Hợp tác xã Xoài VietGAP Bến Bà Chi và tại các huyện Chợ Mới, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên, thị xã Tân Châu, thành phố Long Xuyên.

Theo ông Lâm, để trái xoài An Giang xuất khẩu ổn định qua thị trường Mỹ và chinh phục các thị trường khó tính khác trong tương lai. Trước đó, UBND các huyện Chợ Mới, Tri Tôn và Tịnh Biên đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Bến Tre) về việc phối hợp sản xuất và xuất khẩu xoài tại 3 huyện Chợ Mới, Tri Tôn và Tịnh Biên tỉnh An Giang.

anh-4-163206_180.jpg

An Giang có 65 mã số vùng trồng xoài với diện tích gần 8.000ha, trong đó có 35 mã số vùng trồng xuất khẩu sang các thị trường khó tính, 30 mã số vùng trồng xoài đăng ký xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt hiện nay có 2.063ha xoài Keo của bà con nông dân ở huyện An Phú và Thị xã Tân Châu đã được Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Phan đã liên kết tiêu thụ xoài để phục vụ chế biến và xuất khẩu. Theo đó, Công ty Hoàng Phan  hỗ trợ hoàn toàn chi phí để thực hiện việc chứng nhận GlobalGAP với diện tích khoảng 150ha tại xã Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) và 200ha tại xã Phú Hữu (huyện An Phú).

Ông Phan Tùng Sơn, Giám đốc Công ty Hoàng Phan cho biết: Khi mùa vụ xoài Keo bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021, Công ty đang tiến hành tiêu thụ xoài Keo khoảng 4.000 tấn để phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu sang các nước.

Trong năm 2021 vùng xoài tại An Giang đã mở rộng và kêu gọi thêm các doanh nghiệp đến liên kết đã và đang tiêu thụ xoài, như: Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường, Công ty TNHH Kim Nhung Đồng Tháp, Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Công ty TNHH Nông nghiệp Hoàng Phan, Công ty TNHH DT-PRO, Công ty TNHH TMDV Ánh Dương Sao, Công ty TNHH TMDV XNK Vina T&T, Công ty Cổ phần Nafoods Group, Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco)... để bao tiêu phục vụ trong nước và cả xuất khẩu.

 

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.