Đẩy mạnh ngô biến đổi gen để giảm nhập thức ăn chăn nuôi

Sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Cần đẩy mạnh cải thiện nguồn cung để giảm giá thành, trong đó có phát triển ngô biến đổi gen.

watermark_ngo-gmo-1242_20210812_872-125629.jpeg

Ngô biến đổi gen trồng tại An Giang. Ảnh: Thanh Sơn.

Nhập khẩu tới 70-85%
Tại Hội thảo trực tuyến “Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam” do Văn phòng Nông nghiệp, Đại sứ quán Mỹ và Tổ chức CropLife Châu Á đồng phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức ngày 12/8,  TS Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA, cho biết, trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TĂCN) ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, với mức tăng bình quân 13- 15%/năm.

Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2020 là khoảng 25 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Bà Trần Ngọc Yến, Giám đốc bộ phận phân tích của AgroMonitor, cho biết, nếu tính cả lượng thức ăn do các trang trại, các hộ chăn nuôi tự phối trộn, thì tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi của cả nước hiện đã lên tới 30-33 triệu tấn.

Theo dự báo của VIPA, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới. Trong đó quá nửa sản lượng (khoảng 14-14,5 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm.

Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, hiện chiếm khoảng 70-85% tổng nhu cầu nguyên liệu. Nếu như năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN là 6,862 tỷ USD, thì trong 2020 là 7,162 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TĂCN đã là 3,903 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu TĂCN lớn như vậy và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 -5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi, trong khi nhu cầu hàng năm cần tới 26-27 triệu tấn các loại, chủ yếu là ngô, đậu tương, lúa mì, dầu động thực vật.

Bà Trần Ngọc Yến thông tin thêm, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về nhập khẩu đậu tương và thứ 5 thế giới về nhập khẩu ngô. Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu TĂCN chủ yếu từ châu Mỹ nên thời gian vận chuyển dài từ 25-40 ngày, chi phí vận chuyện cao.

Do phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu, nên khi giá nguyên liệu TĂCN trên thế giới gia tăng, thì giá thành sản xuất và giá bán thức ăn chăn nuôi thành phẩm lập tức tăng theo. Từ đó dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới.

ngo-nk-1248_20210812_769-125632.jpeg

Việt Nam đang đứng thứ 5 trong những nước nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới. Ảnh: TL.

Điều này đã thấy rõ từ cuối năm ngoái đến nay. Bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), cho biết, từ cuối năm 2020 đến nay, đã có 8 lần tăng giá TĂCN. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu TĂCN tăng mạnh trên thị trường thế giới. Tại Chicago, 6 tháng đầu năm nay, chỉ số giá TĂCN tăng 49,32% so với cùng kỳnăm trước. Trong đó, giá đậu tương tăng 65,64%; ngô tăng 71,6%; lúa mỳ tăng 24,41%...

Đẩy mạnh sản xuất ngô biến đổi gen
Trước tình trạng đó, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước một cách căn cơ, bài bản. Một trong các giải pháp quan trọng là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TĂCN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung từ trong nước, giảm nhập khẩu.

Thực tế trên thị trường ngô, đậu tương thế giới hiện nay, chiếm phần lớn là sản phẩm biến đổi gen (BĐG). Ông Trần Trọng Nghĩa, đại diện Hội đồng Ngũ cốc Mỹ, cho biết, những nước đang cung cấp ngô và đậu tương hàng đầu thế giới cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng BĐG. Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu. 

Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nhận định, năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn. Do đó, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn, đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.

Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 – 2019 tại Việt Nam” cho thấy ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% (tương đương tăng thêm 2,03 tấn hạt tươi/ha hay 1,27 tấn hạt khô đã bỏ lõi/ha) so với các giống ngô lai truyền thống.

Như vậy nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô BĐG, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi TĂCN càng lớn. Bên cạnh đó, ngô BĐG cũng đang giúp nâng cao thu nhập ở cấp độ nông hộ từ 3,75 – 6,65 triệu đồng/ha.

Ngô BĐG cũng cho thấy khả năng chống chịu nổi bật trước sự xuất hiện của những dịch bệnh mới, với trên 90% đối với sâu keo mùa thu. Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và ứng dụng các giống mới năng suất cao và có khả năng thích ứng tốt với biến đổi khí hậu cũng đang là định hướng để nâng cao sản lượng và chất lượng ngô thu hoạch trên mỗi đơn vị canh tác.

Với diện tích canh tác ngô BĐG khoảng 92.000 ha năm 2019 (chiếm 10,2% tổng diện tích trồng ngô), lợi nhuận ròng thu được tương ứng là 17,95 – 30,38 triệu USD khi so sánh ngô BĐG với các giống truyền thống xuất hiện trong điều tra và với các giống truyền thống sử dụng làm giống nền của các giống BĐG trong điều tra của nghiên cứu này. Lợi nhuận tăng thêm này, phần lớn (90%) là kết quả của việc tăng năng suất thu hoạch. (Nguồn: Chương trình đánh giá hiệu quả cây trồng công nghệ sinh học, do GS.TS Graham Booker, PG Economics Ltd, Vương quốc Anh và Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam phối hợp với các cán bộ kỹ thuật của Cục Trồng trọt, các Sở NN-PTNT điều tra thực địa).

 

 

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.