Đẩy mạnh xuất khẩu gia vị, hương liệu Việt Nam

Các doanh nghiệp cần áp dụng khoa học công nghệ, tìm hiểu hương vị của các nước để làm ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của thị trường, tạo sự cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác.

gia-vi-2.jpg

 Sản phẩm gia vị Việt Nam rất phong phú và chất lượng.

Đây là một trong những nội dung được đưa ra tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm gia vị và hương liệu Việt Nam 2021 do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tổ chức trong 2 ngày 8 và 9-9.

Giới thiệu về thế mạnh của gia vị, hương liệu Việt Nam, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, Việt Nam có nhiều loại gia vị và hương liệu đặc trưng, khác biệt với những sản phẩm cùng loại trên thế giới. Ngành nông nghiệp và công nghiệp sản xuất gia vị và hương liệu của Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gia vị và hương liệu quan trọng cho thị trường thế giới. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu và nhiều loại gia vị, hương liệu khác của thế giới đang tăng trong khi một số nguồn cung giảm lượng xuất khẩu do những bất cập gây ra từ đại dịch Covid 19, chi phí logistics tăng vọt.

Ông Lê Đức Huy, đại diện Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết, hạt tiêu Việt Nam đã có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khối lượng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu hiện chiếm 60% hạt tiêu xuất khẩu trên thế giới. Chất lượng hạt tiêu của Việt Nam cũng được cải thiện và sản phẩm phong phú với tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng, tiêu bột, tiêu ngâm dấm…

gia-vi-1.jpg

Hình ảnh các điểm cầu tham gia hội nghị.

Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, kim ngạch nhập khẩu hương liệu, gia vị hằng năm của Ấn Độ đạt 1,4 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hạt tiêu đạt 120 triệu USD và nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 25-30 triệu USD. Tương tự, thị trường Arab Saudi tiêu thụ rất nhiều loại gia vị khác nhau, hầu hết là nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có Việt Nam.

Để có ưu thế cạnh tranh trên thị trường gia vị và hương liệu trên thế giới, sau khi Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19, ông Lê Hoàng Tài cho rằng, các địa phương và doanh nghiệp cần có kế hoạch khôi phục sản xuất, ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ chế biến, phát triển đa dạng loại hình sản phẩm, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu.

Còn ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị, các doanh nghiệp cần áp dụng khoa học - công nghệ, tìm hiểu hương vị của các nước để làm ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của thị trường này, tạo sự cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác…

Ông Trần Trọng Kim, phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Arab Saudi lưu ý thêm, vật liệu đóng gói chính cho các loại thảo mộc, gia vị ở Arab Saudi nên là thủy tinh, bao bì linh hoạt, giấy và bìa, nhựa cứng và các loại khác.

Đối với thị trường châu Âu, ông Phạm Văn Hiển, Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V Hà Lan chia sẻ, để gia vị Việt thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ. Doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ Anuga của Đức để quảng bá sản phẩm, tham khảo thông tin trên website của các hiệp hội, ngành nghề châu Âu.

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.