Đẩy mạnh xuất khẩu tôm chế biến vào Mỹ trong những tháng cuối năm

Nhập khẩu tôm vào Mỹ tăng mạnh trong năm nay, trong đó đáng chú ý là Mỹ có xu hướng tăng nhập khẩu tôm chế biến, trong đó có tôm chế biến Việt Nam.

tom-1-105128_236.jpg

Chế biến tôm xuất khẩu: Ảnh: Thanh Sơn.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thông tin từ Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm vào Mỹ đạt 644,6 nghìn tấn, trị giá gần 5,6 tỷ USD, tăng 20% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Mỹ, tôm thịt đông lạnh (tôm thẻ, tôm sú) chiếm tỷ trọng cao nhất với 179 nghìn tấn, trị giá gần 1,5 tỷ USD. Tuy vẫn là nhóm sản phẩm tôm nhập khẩu lớn nhất, nhưng tôm thịt đông lạnh các cỡ nhập khẩu vào Mỹ đều giảm từ 16-42% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, nhập khẩu nhóm sản phẩm tôm chế biến vào Mỹ lại tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2021, nhập khẩu tôm sú, tôm thẻ chế biến tăng 15% về khối lượng và 17% về giá trị; nhập khẩu tôm bao bột tăng lần lượt 23% và 25%.

Nhờ tăng trưởng mạnh, tôm sú, tôm chân trắng chế biến đang đứng thứ hai trong các nhóm sản phẩm tôm nhập khẩu vào Mỹ với 89 nghìn tấn, trị giá 924 triệu USD.

Như vậy, có thể thấy, nhập khẩu tôm vào Mỹ trong năm nay có xu hướng khá rõ rệt là tăng nhập khẩu tôm chế biến, giảm nhập khẩu các sản phẩm tôm đông lạnh.

Đây là cơ hội lớn để ngành tôm Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ trong những tháng qua và trong thời gian tới, bởi thế mạnh cạnh tranh của tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ là các sản phẩm chế biến sâu chứ không phải tôm đông lạnh (vốn là thế mạnh của các nguồn cung khác như Ấn Độ, Ecuador …).

Trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm chế biến của Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh, với mức tăng từ 16-35% tùy loại sản phẩm. Trong khi đó, nhập khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam vào Mỹ lại giảm mạnh tới 41% do khó cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự từ Ấn Độ và Ecuador (là 2 nguồn cung có sản lượng tôm nguyên liệu lớn, giá rẻ).

tom-2-105626_578.jpg

Một trang trại nuôi tôm chân trắng ở Long An. Ảnh: Thanh Sơn.

Nhờ sản phẩm tôm chế biến đều tăng trưởng mạnh nên xuất khẩu tôm Việt Nam nói chung vào Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay vẫn tăng trưởng tốt. Thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 775 triệu USD, tăng gần 100 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhờ tăng trưởng tốt của xuất khẩu tôm chế biến vào Mỹ, tôm Việt Nam hiện đang đứng trong Top 5 những nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này, khi chiếm thị phần 12% trong tổng nhập khẩu tôm vào Mỹ.

Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan hiện đang là 5 nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ. 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam đều tăng mạnh, trong khi nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Indonesia tăng nhẹ 6% và từ Thái Lan giảm 4%.

Theo một số chuyên gia ngành tôm, thị phần tôm Việt Nam ở Mỹ tăng lên, chứng tỏ Mỹ đã “mở cửa” tiêu dùng sớm và nhu cầu thực phẩm, trong đó có tôm, nhất là tôm chế biến tăng cao.

Dịch bệnh Covid -19 đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng trên thế giới, nhất là các thị trường như Mỹ, EU ... Dòng thực phẩm tiện lợi, đóng gói nhỏ ngày càng được ưa chuộng. Người tiêu dùng có xu thế chuộng thực phẩm chế biến sâu, tích hợp nhiều tiện ích, thuận lợi trong việc chế biến món ăn nhanh nhất.

Chính vì vậy, xuất khẩu tôm chế biến sang Mỹ sẽ còn nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ Giáng sinh, đón năm mới 2022.

 

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.