Doanh nghiệp Ấn Độ muốn chế biến thực phẩm ở Việt Nam để xuất về Ấn
Do nhu cầu cao về thực phẩm chế biến, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào sản xuất nông sản giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu về nước này
Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ. Ảnh: TL.
Tại Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Ấn Độ 2022, vừa được tổ chức mới đây, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), cho biết, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu quả thanh long, các mặt hàng gia vị như quế, hồi, hồ tiêu, thảo quả… tới Ấn Độ.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang muốn đầu tư vào sản xuất các sản phẩm nông sản mang giá trị gia tăng tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại thị trường Ấn Độ do nhu cầu về thực phẩm chế biến rất cao tại Ấn Độ. Do đó, hai nước còn nhiều dư địa cho hợp tác đầu tư và thương mại các sản phẩm nông sản cũng như hỗ trợ nhau về công nghệ chế biến.
Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD năm 2000 lên hơn 13 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, chỉ 5 năm sau khi trở thành đối tác toàn chiến lược toàn diện vào năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gấp đôi và mục tiêu của năm 2022 là 15 tỷ USD.
Năm 2021, lần đầu tiên thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 13 tỷ USD (13,2 tỷ USD), tăng 36,5% so với mức 9,6 tỷ USD của năm 2020, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ân Độ đạt 6,25 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2020).
Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng rất mạnh trong cả năm 2021 (so với năm 2020) gồm chất dẻo nguyên liệu (tăng 231%), hóa chất (tăng 162%), cao su (tăng 138%), than đá (tăng 128%). Điện thoại di động và linh kiện tiếp tục có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt hơn 1,28 tỷ USD - chiếm khoảng 21% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ. Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 828 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13%.
Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc
Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.
Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.
Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.
Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?
Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.
Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng
Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu
Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%
Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.
Bình luận