Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản: Linh hoạt, thích ứng với thị trường

Để phòng tránh nguy cơ phụ thuộc thị trường hoặc ùn ứ nông sản, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản một mặt đã chủ động thực hiện các giải pháp căn cơ, mặt khác linh hoạt ứng biến khi thị trường biến động bằng nhiều cách, thay vì nằm yên "chịu chết

Với các doanh nghiệp xuất khẩu điều, ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho hay, rút kinh nghiệm đợt trước, lần này Hiệp hội cũng đã thông báo sớm để những DN nào có ý định mang hàng lên cửa khẩu ngừng ngay và chuyển hướng.

Theo “vua chuối” Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - DN đang xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, hiện chúng ta vẫn đang làm “phần ngọn” là DN chế biến, xuất khẩu sang Trung Quốc, sắp tới cần đẩy mạnh làm “phần gốc” là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân.
Trước thông tin nhiều container nông sản ùn ứ ở cửa khẩu phía Bắc, đại diện Công ty CP Khoai lang Nhật Thành cho hay, đã ngưng hết các đơn hàng đường bộ; nghiên cứu lại thị trường cũng như lên các phương án để tìm cách xuất qua thị trường này bài bản hơn. “DN phối hợp cùng nông dân trồng khoai lang để cải tiến cách thức trồng. Thay vì trồng ồ ạt vào một vụ thì năm nay phải trồng gối đầu, rải vụ với số lượng mỗi vụ thấp hơn so với mọi năm. Riêng với mít, người dân đang canh tác nhiều nhưng công ty cũng đã thông báo và hướng dẫn kỹ thuật, đề nghị được cấp các mã vùng trồng theo quy hoạch để xuất khẩu đáp ứng các tiêu chí mới của phía Trung Quốc. Ngoài ra, Công ty đang đẩy mạnh kết hợp với nhiều đối tác hơn để xuất bằng đường biển không chỉ với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác”, đại diện Công ty Nhật Thành nói.

img-3627-736.jpg


Xuất khẩu trái cây bằng đường chính ngạch sẽ giảm bài toán ùn ứ nông sản. Ảnh: U.P

Theo “vua chuối” Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - DN đang xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, hiện chúng ta vẫn đang làm “phần ngọn” là DN chế biến, xuất khẩu sang Trung Quốc, sắp tới cần đẩy mạnh làm “phần gốc” là thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân.

Xuất khẩu chính ngạch

Là DN có nhiều năm kinh nghiệm trong xuất khẩu nông sản, Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã tự đầu tư vùng nguyên liệu trái cây ở nhiều địa phương, trực tiếp tạo ra chuỗi liên kết, bao tiêu sản phẩm với mức giá cố định trong vòng 5-10 năm. “Thật sự mà nói, chúng tôi đang ép người nông dân phải học, ép hợp tác xã (HTX) phải thay đổi. Hy vọng sau khó khăn này, tính chủ động của HTX và nông dân sẽ nâng lên, sẵn sàng thích ứng với các biến động của thị trường”, bà Ngô Tường Vy, Phó Tổng giám đốc Công ty Chánh Thu cho biết.

 Cũng theo bà Vy, đối với thị trường Trung Quốc, công ty vẫn xuất đều theo hình thức chính ngạch, bằng đường biển là chủ yếu. “Tôi chưa bao giờ đánh giá Trung Quốc là thị trường dễ tính. Mấy năm trước, công ty được tiếp đoàn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc sang kiểm tra đóng gói măng cụt xuất sang Trung Quốc. Nhà đóng gói của chúng tôi đạt tiêu chuẩn xuất sang Mỹ nhưng qua thực tế kiểm tra vẫn có một số nội dung Trung Quốc yêu cầu cập nhật, làm chuẩn chỉnh”, bà Vy nói.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit cho hay, DN phải sẵn sàng bước vào thị trường Trung Quốc bằng con đường chính ngạch. Muốn vậy, DN phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, mã vạch, vùng trồng… đặc biệt là đồng bộ chất lượng hàng hóa, nông sản để nhập khẩu chính ngạch vào thị trường đông dân nhất thế giới này. Để ít lệ thuộc vào một thị trường, rủi ro như việc khó thông quan hàng hóa vào Trung Quốc, bằng những kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Lâm Viên khuyến nghị nhà sản xuất, nông dân nên chuyển đổi, tập trung nhiều hơn vào khâu chế biến sâu, sấy khô… thay vì trồng và xuất hàng tươi như hiện nay. Theo đó, vừa nâng cao được giá trị nông sản, vừa đảm bảo được khâu bảo quản, đi được nhiều thị trường xa hơn như Mỹ, châu Âu.

Với kinh nghiệm 30 năm tham gia hỗ trợ DN xuất khẩu, ông Steve Bùi, Chủ tịch Delta E&C Nhật Bản có một hệ thống phân biệt các nhà xuất khẩu theo các cấp độ 5 sao, 4 sao, 3 sao… để hỗ trợ các DN. Ông Steve Bùi cho hay, khi ông đưa đơn hàng xuất khẩu chuối vào Nhật cho một số DN Việt thì đa số đều không đáp ứng đủ các yêu cầu tiêu chuẩn để chuối đi vào thị trường này rất khác. “Nhưng chúng tôi không khuyến khích DN đưa hàng vào Trung Quốc bằng đường bộ, mà phải đi bằng đường biển. Vì khi tham gia vào thương mại quốc tế, nếu sản phẩm đi chính ngạch thì DN được bảo vệ và bảo hộ rất tốt. Hơn nữa, nếu sản phẩm chuối đi bằng đường bộ thì giá chỉ có 7.000 đồng/kg, nhưng đi bằng đường biển thì sản phẩm có giá gần gấp đôi, hơn 14.000 đồng/kg. Do đó, DN cần đầu tư dài hạn chứ không nên làm ăn chộp giật”, Chủ tịch Delta E&C Nhật Bản khẳng định.

 

Nguồn: Theo báo Tiền phong

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.