Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản
Để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều DN, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn TP đã tổ chức lại sản xuất theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường và thay đổi phương thức kinh doanh.
Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh rau củ quả an toàn - du lịch làng nghề sinh thái Tâm Anh (huyện Phú Xuyên) Đào Thị Lương chia sẻ, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn vị đã chủ động đẩy mạnh việc xây dựng mạng lưới kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản. Thời điểm hiện tại, đơn vị đã liên kết với 30 HTX trên địa bàn TP để sản xuất các mặt hàng thực phẩm và hợp tác với nhau trong mô hình “chợ thực phẩm di động”, cung cấp sản phẩm đến các chung cư, khu đô thị.
Sản xuất rau hữu cơ tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Ngọc Ánh
Nhằm khắc phục khó khăn về đầu ra trong bối cảnh hiện tại, cùng với đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản, không ít HTX, DN còn chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất theo nhu cầu thị trường. Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Phúc Thọ (huyện Phúc Thọ) Nguyễn Hưng Thỉnh cho hay, bên cạnh điều tiết tăng – giảm đàn lợn phù hợp theo nhu cầu thị trường, đơn vị đã triển khai lập các nhóm Zalo, Facebook để xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm thịt lợn sinh học với người tiêu dùng. Nhờ đó, mỗi ngày, HTX vẫn xuất bán được 10 con lợn với giá bình ổn và lượng khách đặt hàng cũng tăng khoảng 10% so với thời điểm chưa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Giám đốc Công ty CP Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam Đỗ Hoàng Thạch cho biết, để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, không chỉ bán hàng trực tiếp hay trực tuyến, các HTX cần xây dựng quy trình sản xuất khép kín, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục liên kết với các HTX cũng như các DN phân phối nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch đến người tiêu dùng. Đồng thời, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ra các tỉnh, TP chuyển hướng kinh doanh sang các kênh thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm" - ông Đỗ Hoàng Thạch khẳng định.
Phó Giám đốc Sở NN& PTNT Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, trước mắt hộ nông dân cần liên kết thành lập các nhóm, từ đó hình thành HTX, lên kế hoạch tổ chức sản xuất bài bản theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Từ đó tạo cơ sở có thêm nhiều sản phẩm đồng đều về chất lượng, đáp ứng đơn hàng lớn; đồng thời đa dạng phương thức kinh doanh từ truyền thống tới bán hàng trực tuyến trên chợ thương mại điện tử. Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) triển khai các chương trình liên kết vùng, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, TP, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn cung cao trong mùa vụ.
Như vậy, việc người sản xuất, HTX, DN chủ động triển khai phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với tình hình mới có ý nghĩa hết sức quan trọng, vừa thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên thị trường, vừa bảo đảm phòng, chống dịch Covid-19. Về lâu dài người sản xuất cần nắm chủ động nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và nhanh nhạy với tín hiệu thị trường để có phương án sản xuất – tiêu thụ hiệu quả, góp phần ổn định cung cầu thị trường.
Nguồn: https://kinhtedothi.vn/doi-moi-phuong-thuc-kinh-doanh-nong-san-432422.html
Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông
Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà
Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.
Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên
Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.
Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra
Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.
“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics
Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu
Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách
Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.
Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức
Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng
Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.
Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao
Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.
Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn
Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.
Bình luận