Dự báo xuất khẩu thủy sản năm nay chỉ đạt 8,4 tỷ USD

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm nay, dư địa xuất khẩu thủy sản lớn, nhưng ngành thủy sản gặp phải khó khăn do dịch COVID-19 trong 3 tháng qua quá lớn nên khả năng phục hồi chậm.

Hiệp hội dự báo xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,4 tỷ USD, tương đương năm 2020.

xuat_khau_thuy_san.jpg

Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Theo đó, giá trị tôm xuất khẩu khoảng 3,8 tỷ USD, tăng 3%; cá tra đạt 1,5 tỷ USD, bằng năm 2020; hải sản đạt 3,1 tỷ USD, giảm 3%.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, từ nay đến cuối năm sản xuất và xuất khẩu thủy sản phục hồi chậm và tiếp tục khó khăn. Bởi ngành còn bị thiếu nguyên liệu, lao động; chi phí đầu vào, nhân công, vận tải, phòng dịch… đều tăng.

Các tỉnh có ngành thủy sản trọng điểm, tỷ lệ người lao động được tiêm vaccine rất thấp. Trong khi đó, đây lại là điều kiện để mở cửa thị trường, giảm chi phí xét nghiệm cho doanh nghiệp. Do đó, các địa phương cần ưu tiên tăng tỷ lệ phủ vaccine cho người lao động trong chuỗi sản xuất thủy sản.

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phục hồi sản xuất nhưng theo ông Nguyễn Hoài Nam, cần thực hiện hiệu quả và thực tế các cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động để họ yên tâm quay lại sản xuất như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn, hỗ trợ người bị ảnh hưởng dịch COVID-19…

Hiện nay nhiều chính sách hỗ trợ còn đang tạo bức xúc cho doanh nghiệp. Cụ thể như, ngành công đoàn hỗ trợ cho người lao động phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”, tuy nhiên lại có thêm điều kiện là nhà máy thuộc tỉnh, thành phố có áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg toàn tỉnh. Nếu tỉnh, thành đó vẫn có 1 hoặc 2 xã thuộc “vùng xanh” thì sẽ không được hỗ trợ.
 
Hay sự hỗ trợ về điện trong ngành chế biến thủy sản và rau quả. Mức 10% tiền điện hỗ trợ không quá lớn nhưng rất ý nghĩa với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản ở 5 tỉnh không được nhận sự hỗ trợ này cũng vì quy định toàn tỉnh phải áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.

Ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ về điều kiện cho vay mới, hạ lãi suất tiền vay, giãn nợ…; có cơ chế bình ổn giá, chi phí đầu vào sản xuất; các địa phương tạo điều kiện để phục hồi và ổn định nguồn nguyên liệu từ khai thác và nhập khẩu để gia tăng sản xuất và xuất khẩu.

"Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có sự quan tâm sát sao, mong rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trên chặng được phục hồi sản xuất phía trước", ông Nguyễn Hoài Nam kiến nghị.

Nguồn: Theo TTXVN

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.