Nguời thắng và kẻ thua trong thương chiến Úc - Trung
Chiến tranh thương mại giữa Úc và Trung Quốc khiến xứ sở chuột túi mất đi sự thống trị với các mặt hàng thịt bò, rượu vang và than đá tại thị trường tỷ dân.
Trong nhiều năm, Úc chủ yếu dựa vào quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Capital Economics, từ năm 2019 đến năm 2020, quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc chiếm 39,4% hàng hóa xuất khẩu và 17,6% dịch vụ xuất khẩu của Úc.
Tuy nhiên, do cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai quốc gia này, một cuộc xung đột leo thang do đại dịch Covid-19. Xuất khẩu của Úc đã giảm mạnh khi Bắc Kinh áp thuế lên tới 218% đối với hàng hóa nhập khẩu của Úc, đặc biệt là đánh thuế vào ngành thịt bò, rượu vang và than đá.
Người chăn nuôi bò Úc chịu thêm cú đánh mới
Ngành công nghiệp thịt bò chắc chắn là một trong số các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những căng thẳng thương mại này. Tuy bị tàn phá bởi hạn hán, ngành công nghiệp này vẫn mang lại khoản doanh thu 2,6 tỷ AUD (1,9 tỷ USD) hàng năm, với phần lớn trong số này là nhờ vào nhu cầu của Trung Quốc.
Năm 2019, 24% tổng số thịt bò xuất khẩu của Úc là xuất sang Trung Quốc. Cũng trong năm 2019, tổng trọng lượng vận chuyển xuất khẩu thịt bò của Úc sang Trung Quốc khoảng 300.000 tấn (swt), biến Úc trở thành thị trường có khối lượng thịt bò xuất khẩu vào Trung Quốc lớn nhất.
Tuy nhiên, vào năm 2020, Úc chỉ còn là thị trường có khối lượng thịt bò xuất khẩu lớn thứ ba vào thị trường Trung Quốc với 196.696 tấn. Con số này giảm 35% so với năm 2019.
Năm nay (2021), nhập khẩu thịt bò từ Úc của Trung Quốc giảm mạnh 15%. Trung Quốc hiện chiếm 18,9% tổng lượng thịt bò xuất khẩu của Úc, giảm so với tỉ lệ gần 25% của năm trước.
Một xu hướng sụt giảm khác
Ngành công nghiệp rượu 6 tỷ AUD hàng năm cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Canberra.
Theo dữ liệu nhập khẩu rượu quý I do hải quan Trung Quốc công bố, Úc không còn là nhà xuất khẩu rượu hàng đầu của Trung Quốc, vị trí mà nước này đã nắm giữ kể từ năm 2019 khi mức thuế nhập khẩu 14% được bãi bỏ hoàn toàn do Hiệp định Thương mại Tự do giữa hai nước.
Theo Wine Australia, trong giai đoạn từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2021, xuất khẩu rượu vang của Úc sang Trung Quốc đã giảm từ 325 triệu AUD (241 triệu USD) xuống còn 12 triệu AUD (8 triệu USD). Số lượng rượu xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc chỉ còn 4,23 triệu lít, số lượng rượu xuất khẩu sụt giảm với tỉ lệ đáng kinh ngạc là 81%.
Kẻ cạnh tranh mới trên thị trường
Do khoảng trống xuất khẩu hàng hóa của Úc để lại trên thị trường Trung Quốc, các nước khác đã nắm bắt cơ hội tạo dựng quan hệ thương mại với Bắc Kinh.
Vào đầu năm 2020, một thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" đã được ký kết giữa Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Hoa Kỳ đã bán 48.292 tấn thịt bò cho Trung Quốc từ tháng 1-4/2021, tăng mạnh so với con số 3.255 tấn trong cùng kỳ của năm 2020.
Brazil và Argentina cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu của họ sang Trung Quốc. Trong bốn tháng đầu năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu hơn 178.480 tấn thịt bò từ Argentina, tăng từ mức gần 152.780 tấn một năm trước đó, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong khi đó, xuất khẩu thịt bò của Brazil sang Trung Quốc đã tăng lên 76% vào năm 2020, cung cấp 43% lượng thịt nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2020.
Tại châu Âu, xuất khẩu rượu của Pháp đã vượt qua xuất khẩu rượu của Úc sang Trung Quốc từ đầu năm 2021, để trở thành nhà cung cấp rượu đóng chai số một mới của Bắc Kinh về khối lượng (27,1 triệu lít), với mức tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ hai sau Pháp là Chile, với mức tăng trưởng xuất khẩu rượu đóng chai 23% (15,83 triệu lít).
Đứng thứ 3 với 10,61 triệu lít là Tây Ban Nha, giảm 4% so với cùng kỳ. Khối lượng rượu xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc giảm nhẹ 1% xuống còn 7,38 triệu lít.
Khi quan hệ thương mại Úc - Trung Quốc tiếp tục tan rã, các chuyên gia lo ngại rằng xu hướng này sẽ chỉ tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp Úc, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia súc, vốn đã bị tê liệt nghiêm trọng do hạn hán và các loại thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu.
Ngày nay, khi thương mại đã trở nên chính trị hóa cao độ, những động thái này có thể có ảnh hưởng sâu rộng. Cho đến nay, Úc hoàn toàn chịu thiệt hại.
Tổng thống Joe Biden mong muốn khôi phục cách tiếp cận Bộ Tứ Quad, mà đã không thực hiện thành công dưới thời Tổng thống Barack Obama. Nhưng chính quyền hiện tại của ông Biden không nói về việc bồi thường cho các đồng minh của mình nhiều hơn những gì chính quyền Obama đã làm khi Biden còn là Phó Tổng thống, dù nước Mỹ hiện tại đang được hưởng lợi. Điều này làm dấy lên hoài nghi về việc duy trì các xu hướng hiện tại.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận