Giá tăng cao, nông dân trồng cà phê 'bùng' giao dịch
Giá tăng cao khi nguồn cung bị thắt chặt khiến nhiều nông dân trồng cà phê không tuân thủ hợp đồng giao hàng, hậu quả là nhiều tập đoàn đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
Một công nhân cầm rây lọc cà phê tại một trang trại nơi những cánh đồng cà phê bị ảnh hưởng bởi sương giá khi đợt rét đậm ập đến miền nam của bang Minas Gerais, bang sản xuất hàng đầu của Brazil, ở Varginha, Brazil, ngày 30/7/2021. Ảnh: Reuters.
Các tập đoàn bao gồm Louis Dreyfus, Olam và Volcafe đang theo đuổi vụ kiện chống lại hàng trăm nông dân trồng cà phê Brazil, vì không giao hàng theo thỏa thuận bán trước khiến họ đứng trước nguy cơ vỡ nợ, theo các nguồn tin và tài liệu của Reuters cho thấy.
Giá cà phê arabica đã tăng khoảng 60% trong năm nay do bất ổn khí hậu làm giảm sản lượng cà phê ở Brazil.
Cả ba quốc gia sản xuất arabica lớn nhất thế giới - Brazil, Colombia và Ethiopia - đều có tỷ lệ không tuân thủ hợp đồng tăng, khi nông dân không muốn giao cà phê với giá đã thỏa thuận để có thể bán lại với giá cao hơn ở thời điểm hiện tại.
Các luật sư nói với Reuters rằng đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, nông dân trồng cà phê không giao hàng ở Brazil, quốc gia trồng khoảng một nửa số cà phê arabica trên thế giới. Các vụ không tuân thủ hợp đồng còn tăng vọt ở các mặt hàng khác như đậu tương.
Thậm chí, các thương gia phải sử dụng tới vệ tinh và thuê luật sư để truy tìm, kiện tụng những nông dân cố gắng bán lại các loại cây trồng đã được đảm bảo, vì giá cả của mặt hàng đó trên thị trường cũng tăng vọt.
Nhiều phiên tòa ở Brazil không công khai.
Volcafe, chi nhánh kinh doanh cà phê của ED&F Man, một trong những công ty kinh doanh hàng hóa lớn nhất thế giới, gặp vấn đề với khoảng 5% tổng số hợp đồng ở Brazil, theo Nicolas Rueda, giám đốc khu vực Bắc và Nam Mỹ của công ty.
“Chúng tôi đã cố gắng đàm phán và tìm ra giải pháp trong hầu hết các trường hợp. Chỉ trong những trường hợp khi các cuộc đàm phán kết thúc, chúng tôi mới nhờ đến tòa án”, ông nói, nhưng không xác định số vụ việc mà công ty đang phải giải quyết.
Tập đoàn Olam cũng xác nhận các trường hợp không tuân thủ và tiến hành các vụ kiện pháp lý nhưng cho biết chúng không phổ biến. Còn Tập đoàn Louis Dreyfus không trả lời yêu cầu bình luận.
Tình trạng nông dân không tuân thủ hợp đồng giao hàng còn diễn ra tại Colombia và Ethiopia, hai quốc gia sản xuất arabica lớn thứ hai và thứ ba thế giới. Cùng với Brazil, ba nước này chiếm hơn 2/3 sản lượng arabica toàn cầu.
“Động lực không giao hàng chưa bao giờ cao hơn thế (và) những người nông dân này không chỉ không tuân thủ giao hàng của một vụ mùa. Bạn mới chỉ đang nhìn vào đỉnh của một tảng băng ở đây. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong vòng 12 tháng tới hoặc lâu hơn”, một thương nhân giấu tên tại một trong những thương nhân cà phê lớn nhất thế giới có trụ sở tại châu Âu cho biết.
Hai thương nhân khác cho biết, khối lượng bán kỳ hạn ở Brazil đã giảm do cả việc không tuân thủ hợp đồng và tồn đọng vận chuyển hàng hóa nghiêm trọng, khiến nguồn cung cà phê toàn cầu vốn đã eo hẹp càng eo hẹp hơn.
Tỷ lệ không giao cà phê theo hợp đồng lớn tới mức có thể đẩy giá hợp đồng tương lai, vốn đã gần đạt mức cao nhất trong 7 năm, tăng thêm do thị trường phụ thuộc vào việc bán kỳ hạn từ Brazil để làm dịu bớt sức nóng tăng giá tạm thời, một thương nhân lớn khác ở châu Âu cho biết.
“Đáng lẽ dòng hàng hóa (cà phê) sẽ liên tục từ Brazil nhưng dòng hàng ày đã ngừng hoạt động. Thật đáng sợ khi nó yên tĩnh làm sao. Chúng tôi không thể mua cà phê. Người trung gian của chúng tôi không thể nhận hàng hóa cà phê của mình”, vị thương nhân này nói.
“Cùng với các vấn đề (vận chuyển), việc không giao hàng theo thỏa thuận có nghĩa là sự sẵn có của cà phê ở Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản ngày càng trở nên ít ỏi hơn", ông nói.
Bằng chứng về sự thắt chặt nguồn cung có thể được nhìn thấy qua giao dịch các cổ phiếu của sàn giao dịch ICE (sàn giao dịch Hàng hoá và Tài chính thuộc Công ty Intercontinental Exchange), vốn đã giảm khoảng 11% chỉ trong tháng qua.
Công ty luật Santos Neto Advogados đang giải quyết khoảng 30 vụ kiện liên quan đến việc không giao cà phê theo đúng thỏa thuận, Fernando Bilotti Ferreira, một đối tác của công ty cho biết. Ông cho biết đang đại diện cho bốn nhà giao dịch nhưng từ chối nêu tên các nhà giao dịch này.
Số lượng cà phê không được giao đúng theo thỏa thuận thay đổi từ 500 bao đến cao nhất là 4.500 bao. Theo giá thị trường hiện tại, một hợp đồng 4.500 bao sẽ trị giá khoảng 5,8 triệu reais (1,03 triệu USD).
Cristiano Zauli, một luật sư làm việc tại Minas Gerais, bang sản xuất cà phê lớn nhất Brazil, cho biết, nhiều thương nhân tham gia vào các vụ kiện đã chấp nhận yêu cầu hoãn giao hàng của nông dân vào năm 2022. Zauli đã tham gia vào khoảng 100 phiên tòa về cà phê trong năm nay và đóng vai trò là người hòa giải trong hàng trăm cuộc nói chuyện trước khi xét xử.
Zauli từ chối xác định danh tính khách hàng của mình.
Truy tìm cà phê
Theo tài liệu của tòa án ở các bang Sao Paulo và Minas Gerais, những người mua đã nộp đơn kiện lên tòa án yêu cầu cho phép họ lấy cà phê từ các trang trại với sự giúp đỡ của các nhân viên thực thi pháp luật.
Trong một vụ kiện, Tập đoàn Olam phải đến hai địa điểm khác nhau để tìm 750 bao mà họ đã mua từ một nông dân ở Alfenas, Minas Gerais.
Trong một vụ khác, Louis Dreyfus đang cố gắng tìm 1.000 bao mà họ đã mua từ một nông dân ở Patrocinio, một đô thị khác của Minas Gerais. Luật sư của Dreyfus nói với thẩm phán rằng người nông dân đã bán lại cà phê cho một thương gia địa phương.
Hai nhà môi giới cà phê địa phương của Brazil nói với Reuters rằng việc không giao hàng theo thỏa thuận thực tế đã ảnh hưởng đến tất cả những người tham gia thị trường, bao gồm cả Cooxupe – hợp tác xã trồng và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil
Cooxupe cho biết họ thường thương lượng với những nông dân đang gặp vấn đề nhưng nói thêm rằng họ không thể “đối xử khác nhau với những nông dân” giao dịch với họ, điều này có nghĩa là các quy tắc sẽ phải được áp dụng cho tất cả mọi người.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận