Giấc mơ tỷ phú từ cây sâm Ngọc Linh
Nhờ cây sâm Ngọc Linh, người dân huyện miền núi Nam Trà My đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều hộ thu cả tiền tỷ từ loại cây này.
Huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam từng là một trong số những huyện nghèo nhất cả nước ở thời điểm năm 2003. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của Nam Trà My đã giảm xuống còn hơn 31%. Nhờ cây sâm Ngọc Linh, người dân nơi đây đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều hộ thu cả tiền tỷ từ loại cây này.
Giấc mơ tỷ phú từ cây sâm Ngọc Linh không còn quá xa vời khi mới đây tỉnh Quảng Nam đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng và phê duyệt "Chương trình Quốc gia phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam), đặt mục tiêu phát triển cây Sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Nhiều ngôi làng trên núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được ví von là làng tỷ phú.
Gần 2/3 đời người gắn bó với vùng đất Ngọc Linh, già làng Hồ Văn Du ở thôn 2, xã Trà Linh được biết đến là người có diện tích trồng sâm Ngọc Linh lớn nhất tại huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Từ ngày có đường bê tông đến làng, ngoài việc mua ô tô đi lại, già làng Hồ Văn Du còn xây ngôi nhà kiên cố theo mô hình truyền thống của người Xê Đăng.
Ông Hồ Văn Du cho biết, nhiều hộ dân Xê Đăng nơi đây đã kiếm tiền tỷ, mua ô tô nhờ trồng sâm Ngọc Linh.
Nhiều ngôi làng trên núi Ngọc Linh, huyện Nam Trà My được ví von là "làng tỷ phú". Đường ô tô vào đến tận ngõ, nhiều ngôi nhà cao tầng, khang trang mọc lên như một thị trấn thu nhỏ. Không chỉ có người bản địa, những năm qua, nhiều người từ nơi khác đã liên kết với bà con Xê Đăng để trồng sâm Ngọc Linh.
Là một kỹ sư nông nghiệp với hơn 10 năm gắn bó với cây sâm Ngọc Linh, ông Trần Đăng Tiến cùng nhiều thanh niên mạnh dạn thuê 6 ha môi trường rừng để phát triển cây sâm Ngọc Linh. Đã có hàng nghìn cây sâm từ 1 đến 6 năm tuổi được nhân giống tại đây.
Theo ông Trần Đăng Tiến, người trồng sâm Ngọc Linh phải hiểu đúng những giá trị to lớn mà cây sâm mang lại, từ đó có trách nhiệm bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh.
“Cây sâm Ngọc Linh phát triển, đem lại nguồn lợi rất lớn không chỉ cho mình mà còn cho nhiều hộ dân tại đây. Theo chủ trương của tỉnh Quảng Nam, để phát triển được thương hiệu sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam thì phải giữ cho được nguồn gen quý hiếm tại huyện Nam Trà My. Người dân cần tiếp tục bảo vệ và chăm sóc cây sâm để phát triển trong thời gian tới" - ông Trần Đăng Tiến cho biết.
Theo tính toán, một héc ta Sâm Ngọc Linh, sau 5 năm trồng có thể cho thu nhập từ 50 đến 70 tỷ đồng. Diện tích trồng sâm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm số đáng kể, trong 5 năm qua, huyện Nam Trà My có hơn 2.300 hộ thoát nghèo bền vững. Nếu như năm 2014, toàn huyện Nam Trà My chỉ có 150 ha trồng sâm Ngọc Linh, thì nay đã tăng lên hơn 1.600 ha.
Sâm Ngọc Linh được xem là quốc bảo của Việt Nam.
Ông Trần Út - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, để tiếp tục phát triển cây sâm Ngọc Linh trong những năm tới, tỉnh tập trung nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen quý hiểm và phát triển cây sâm giống.
“Nghiên cứu để thực hiện quy trình nhân giống đạt hiệu quả cao nhất. Đến bây giờ chúng ta có thể làm chủ được việc sản xuất cây giống, cho ra cây giống đạt tỷ lệ cao, đảm bảo sức khỏe cây giống đảm bảo một cách tốt nhất. Cây sâm giống gốc trong vườn có khả năng sinh hạt, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt hơn qua từng năm" - ông Trần Út cho biết.
Nhờ cây sâm Ngọc Linh, người dân miền núi Nam Trà My đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhiều hộ dân trở thành tỷ phú.
Tỉnh Quảng Nam đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xây dựng và phê duyệt "Chương trình Quốc gia phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến 2045".
Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, tỉnh đang đặt mục tiêu phát triển cây Sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn 2025-2030, hướng đến ngang tầm với ngành sản xuất Sâm Hàn Quốc.
Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam (đi đầu) kiểm tra vườn sâm Ngọc Linh giống tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
“Tỉnh tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư bài bản hơn để phát triển cây Sâm Ngọc Linh và Quảng Nam sẽ chế biến từ cây Sâm Ngọc Linh ra các sản phẩm để nâng cao giá trị của cây Sâm chứ không chỉ dừng lại ở sản phẩm thô như hiện nay. Phải đầu tư chế biến sâu để tăng thêm giá trị của cây Sâm" - ông Phan Việt Cường cho biết thêm./.
Nguồn: Theo VOV
Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm
Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.
Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát
Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.
Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn
Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...
Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.
Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu
Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...
Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày
Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày
Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng
Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.
Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn
Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.
Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao
Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại
Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.
Bình luận