Hà Nội: Hợp tác xã "chơi lớn", mạnh tay lắp camera, trạm quan trắc thời tiết canh ruộng đồng

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, mạnh tay lắp đặt hệ thống nhà màng, nhà lưới và cả trạm quan trắc thời tiết thông minh..., việc sản xuất tại các vùng rau an toàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang ngày càng mang lại hiệu quả cao.

Xác định rau an toàn cũng một trong những mặt hàng nông sản chủ lực, thế mạnh của địa phương, những năm qua, huyện Chương Mỹ đã nỗ lực xây dựng và phát triển các vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh gắn với phát triển chuỗi tiêu thụ bền vững. 

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng các nhà màng, nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm mà trong bất cứ điều kiện thời tiết nào những ruộng rau của Hợp tác xã (HTX) Rau quả sạch Chúc Sơn (thị trấn Chúc Sơn) vẫn xanh tốt.

Theo Giám đốc HTX Rau quả sạch Chúc Sơn Hoàng Văn Thám, HTX là đơn vị đầu tiên của huyện Chương Mỹ phối hợp với các nhà khoa học lắp đặt hệ thống trạm quan trắc thời tiết thông minh i.Mentos 3.3 A-G. Với bán kính phủ sóng 15km, trạm quan trắc dự báo chính xác nhiệt độ, tốc độ gió, lượng mưa... làm căn cứ để nông dân xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rau, quả.

rau-chuc-son-2.jpg

 Sản xuất rau an toàn tại Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ). Ảnh: Bình Minh 

Ngoài ra, HTX đầu tư lắp đặt 10 camera tại đồng ruộng, kết nối với máy tính, điện thoại thông minh giúp cho Ban Giám đốc dù có thể dễ dàng quản lý vùng sản xuất theo quy trình... Nhờ sản xuất rau, quả bằng công nghệ cao, mỗi ngày HTX thu gom gần 2 tấn rau quả sạch mà không lo ảnh hưởng bởi thời tiết. Sản phẩm rau của HTX đang được cung cấp cho 4 bệnh viện, 2 hệ thống siêu thị (Big C, T-Mart), 15 cửa hàng tiện ích theo hợp đồng liên kết với giá bán ổn định.

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Trần Thị Thu Hằng cho hay, đến nay, toàn huyện Chương Mỹ có 382ha sản xuất rau chuyên canh. Các vùng sản xuất rau đã được xây dựng hạ tầng giao thông nội đồng. Riêng 2 vùng rau lớn của huyện tại thị trấn Chúc Sơn và xã Thụy Hương với diện tích 145,5ha đã có 5 công ty, đơn vị đến thuê đất, liên kết với nông dân phát triển vùng rau an toàn VietGAP, hữu cơ.

Trung bình mỗi năm vùng rau của Chương Mỹ cung ứng cho thị trường Hà Nội hơn 19.000 tấn các loại. Trong đó, sản lượng qua sơ chế, chế biến là 960 tấn/năm, cung cấp chủ yếu cho các siêu thị, trường học, bệnh viện… trên địa bàn TP. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã xuất hiện các mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng hoa học kỹ thuật như: Tưới tự động, điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng để cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất; chọn tạo được giống năng suất, chất lượng ngày được nhân rộng và phát triển rộng khắp ở các xã.

rau-chuc-son-3.jpg

 Các sản phẩm rau của HTX Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đều được dám tem truy xuất nguồn gốc trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Ảnh: Bình Minh

Nói về định hướng phát triển các vùng rau an toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Hoàng Minh Hiến khẳng định, trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện tập trung thực hiện một số giải pháp như: Mở rộng các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói rau quả nằm trong vùng chuyên canh; hỗ trợ xây dựng mô hình điểm về chế biến rau, quả; ưu tiên dự án có ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, khuyến khích phát triển các dự án, kế hoạch liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ.

Cùng với đó, Chương Mỹ xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ, tạo cơ chế hình thành các tổ chức dịch vụ bao gồm: HTX, Tổ hợp tác, DN nông thôn, các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất và dịch vụ đầu ra về tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra huyện cũng hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh mở cửa hàng, tham gia các hội chợ, sàn giao dịch nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm từ chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, 100% sản phẩm tiêu thụ theo chuỗi được đóng gói, dán nhãn và được chứng nhận an toàn VietGAP hoặc hữu cơ…

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.