Hà Nội xây dựng chuỗi nông sản bền vững

Với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm cung ứng nông sản an toàn cho thị trường Thủ đô, Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản theo hướng bền vững.

Nhiều lợi ích

Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) đang nuôi 4.000 con lợn theo hướng an toàn sinh học và vận hành cơ sở giết mổ công suất 150 con/ngày, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. “Mỗi ngày, hợp tác xã cung ứng ra thị trường 2,2 tấn thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn mang thương hiệu “Chuỗi thực phẩm AZ”. Chuỗi khép kín từ con giống, thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản, phân phối nên sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng cao, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng” - Giám đốc Hợp tác xã Hoàng Long Nguyễn Trọng Long chia sẻ.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, TP đã xây dựng và duy trì 141 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Điển hình như: Chuỗi thực phẩm A-Z, gà Mía Sơn Tây, trứng Tiên Viên, sữa Vinh Nga, bưởi Quế Dương, chuối Vân Nam, gạo thơm Bối Khê, chè Bắc Sơn... Các chuỗi với 1.379 sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ và phân phối tại các siêu thị, cửa hàng. Mỗi ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường Hà Nội hơn 60 tấn thịt lợn, 2 tấn thịt bò, 36 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng, 40 tấn thịt chế biến, 80 tấn sữa tươi và gần 100 tấn rau an toàn…

bo-sua-van-hoa-1.jpg

Chuỗi sản xuất và cung cấp sữa Ba Vì đã giúp nhiều hộ chăn nuôi bò sữa nâng cao thu nhập (Ảnh: Ánh Ngọc)

Cùng với việc xây dựng các chuỗi liên kết trên địa bàn, Hà Nội đã chủ động liên kết với 21 tỉnh, TP xây dựng và phát triển 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó có 253 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được xác nhận theo tiêu chí của Bộ NN&PTNT. Việc xây dựng và phát triển chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, không chỉ kiểm soát được chất lượng ở tất cả các khâu mà còn giúp các nhà sản xuất nâng cao ý thức sản xuất an toàn, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng và qua đó gia tăng giá trị từ 15% - 20% so với sản phẩm chưa được sản xuất theo chuỗi.

Nâng giá trị, hướng tới xuất khẩu

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, Hà Nội đã tổ chức các đoàn cán bộ quản lý và cơ sở sản xuất, DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đi các tỉnh, TP để liên kết đầu tư sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đưa nông sản về Hà Nội. TP cũng đã xây dựng “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản thực phẩm TP Hà Nội” với địa chỉ tên miền www.check.hanoi.gov.vn. Hệ thống truy xuất nguồn gốc này đã góp phần giúp các cơ quan quản lý kiểm soát được hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn thực phẩm khi tham gia hệ thống; đồng thời hỗ trợ xử lý truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn.

Tuy vậy, việc phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở Hà Nội vẫn còn một số khó khăn. Nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa có nhãn mác, thương hiệu, không tiêu thụ được ở các kênh phân phối lớn. Một số chuỗi liên kết trên địa bàn chưa hoàn chỉnh, quy mô nhỏ theo hình thức “thuận mua, vừa bán” nên dễ xảy ra tình trạng đứt gãy, phá vỡ hợp đồng đã ký.

rau-chuc-son.jpg

 Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ) đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản (Ảnh: Ánh Ngọc) 

Trong giai đoạn 2021-2025, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng, phát triển 50 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp đối với các sản phẩm chủ lực của TP; 100% chủ thể tham gia liên kết chuỗi được đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ; 100% chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR.

Đáng chú ý, TP sẽ tiếp tục rà soát quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh, tập trung; đồng thời đẩy mạnh việc đăng ký và quản lý mã số vùng sản xuất để bảo đảm tiêu chí xuất khẩu. Hà Nội cũng sẽ ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất, sơ chế, đóng gói, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng giá trị cho sản phẩm.

Bộ NN&PTNT đã chọn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để triển khai xây dựng các chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn. Trong đó, Hà Nội phối hợp với Bộ NN&PTNT hiệu quả nhất, xây dựng được hàng trăm chuỗi liên kết cung ứng nông sản sạch cho Thủ đô và gia tăng giá trị sản phẩm cho người nông dân.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản- Bộ NN&PTNT Nguyễn Như Tiệp

Nguồn: http://kinhtedothi.vn/ha-noi-xay-dung-chuoi-nong-san-ben-vung-425487.html

Bình luận

Chia sẻ kinh nghiệm của chàng trai kiên trì trồng nấm sò 14 năm

Kiên trì với nghề trồng nấm sò, anh Sinh đã có cơ sở trồng nấm bề thế, cho nguồn thu ổn định, tạo việc làm cho bà con, tận dụng được phụ phẩm nghề gỗ.

Quảng Nam: Trồng giống ngô nếp thơm dẻo, cứ 1 sào nông dân đút túi 6 triệu đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed vừa phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng (Đại Lộc - Quảng Nam) tổ chức thăm đồng, hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống bắp (ngô) nếp TBM18 vụ đông xuân

Men vi sinh giúp giảm 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Lúa sinh trưởng tốt, sạch bệnh, năng suất tăng, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Đây là hiệu quả kép từ việc sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv.

Phát triển nghề nuôi biển theo hướng an toàn và hiệu quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh đầu tư phát triển mạnh nuôi biển theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.

Trồng nho công nghệ cao trong nhà màng, thu hoạch quanh năm

Mô hình trồng nho công nghệ cao trong nhà màng giúp cây nho sinh trưởng, phát triển tốt quanh năm, ít chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là mưa.

Canh tác lúa thân thiện với môi trường thích ứng biến đổi khí hậu

Dự án Canh tác lúa thân thiện với môi trường được triển khai tại Kiên Giang trong thời gian 24 tháng, trên địa bàn 2 huyện Hòn Đất và Giồng Riềng.

Điều đáng lo hơn cả việc chậm công nhận giống mới…

Gần đây, vấn đề chậm công nhận giống cây trồng mới đang được các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp và các nhà chọn tạo giống quan tâm và trao đổi khá rầm rộ.

Vỏ chôm chôm ủ phân hữu cơ, lợi đôi đường

Việc tận dụng vỏ quả chôm chôm ủ phân hữu cơ đã góp phần đáng kể giảm tác động ô nhiễm môi trường và tận dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này.

Đánh giá bộ giống sắn kháng bệnh khảm lá

Bộ giống sắn này năng suất đạt từ 28 – 36 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 26%.

Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu trái cây

Theo Cục Trồng trọt, từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến sản lượng trái cây thu hoạch tại các tỉnh phía nam khoảng 700.000 tấn. Nếu tính đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 thì đạt hơn 1,7 triệu tấn.