4 con lợn ỉ nhân bản đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?

Bốn con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục bình thường như giống lợn ỉ sinh sản hữu tính.

Các nghiên cứu về tạo phôi và động vật nhân bản đã được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2005 nhưng vẫn chỉ mới dừng lại ở mức độ tạo phôi động vật nhân bản chứ chưa tạo được động vật nhân bản.

Phải đến ngày 10/3/2021, lần đầu tiên tại Việt Nam, các nhà khoa học của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào động vật (Viện Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT) đã công bố về sự ra đời của những chú lợn ỉ nhân bản.

Sự ra đời của những chú lợn ỉ đực nhân bản là thành tựu rất to lớn về thành quả công nghệ nhân bản tại Việt Nam. Lần đầu tiên, các nhà khoa học Việt Nam đã nhân bản thành công trên động vật có vú nói chung và trên lợn nói riêng từ tế bào soma.

Với 4 con lợn ỉ đực nhân bản này, là động vật nhân bản đầu tiên tại Việt Nam. Chính vì vậy, những đánh giá ban đầu về đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và khả năng phát dục của lợn ỉ đực nhân bản là rất cần thiết.

5247-lon-i-1742_20220126_212-105640.jpeg

4 con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam lúc sơ sinh. Ảnh: VCN.

Các cá thể có khả năng sinh trưởng khác nhau
Những chú lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên này có khối lượng sơ sinh trung bình 0,3 kg/con. Khối lượng sơ sinh của lợn ỉ đực nhân bản nhỏ hơn so với lợn ỉ sinh sản bình thường. Theo số liệu cập nhật (chưa công bố) của Công ty Dabaco, khối lượng sơ sinh của lợn ỉ sinh sản tự nhiên (không nhân bản vô tính) dao động trong khoảng 0,4 - 0,5 kg/con.

Tính đến thời điểm cai sữa (45 ngày tuổi), khối lượng cơ thể của lợn ỉ đực nhân bản trung bình đạt 5,15 kg/con, dao động 4,5 - 5,6kg. Trung bình tăng khối lượng từ sơ sinh đến cai sữa của lợn ỉ đực nhân bản đạt 107,77 g/con/ngày.

Cũng theo số liệu (chưa công bố) của Công ty Dabaco, khối lượng cơ thể của lợn ỉ không nhân bản tại thời điểm cai sữa dao động từ 4,5 - 5kg/con. Như vậy, tất cả các lợn ỉ đực nhân bản đều có khối lượng cơ thể tại thời điểm cai sữa tương đương với lợn ỉ không nhân bản.

Tại thời điểm cai sữa, độ dài cao vai là tương đối đồng đều giữa các cá thể lợn ỉ đực nhân bản. Tuy nhiên, các chỉ tiêu vòng ngực, dài thân có sự khác biệt giữa các cá thể. Lợn ỉ đực nhân bản số hiệu 03 có các chỉ số đo vòng ngực, dài thân là lớn nhất so với 03 lợn nhân bản còn lại (tương ứng là 48cm và 50cm).

Tất cả 04 lợn ỉ đực nhân bản cùng được nhân bản từ một dòng tế bào, đều giống nhau về mặt di truyền, tuy nhiên tốc độ sinh trưởng và khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc là không đều nhau.

Tại thời điểm 9 tháng tuổi, có sự khác biệt rõ rệt về khối lượng cơ thể giữa các cá thể lợn ỉ đực nhân bản. Khối lượng của lợn ỉ đực nhân bản dao động từ 48 kg đến 61 kg, trung bình đạt 53,5 kg/con. Trung bình tăng khối lượng từ cai sữa của lợn ỉ đực nhân bản đến 9 tháng tuổi đạt 214,89 g/ngày.

lon-i-1447_20220127_110-105641.jpeg

4 con lợn ỉ đực nhân bản tại thời điểm cai sữa. Ảnh: VCN.

Ở thời điểm 1 tháng tuổi, tất cả 4 lợn ỉ đực nhân bản bắt đầu biểu hiện rõ hình dáng hơi hình thành võng lưng, tuy nhiên bụng vẫn chưa sệ hẳn như lợn ỉ lúc trưởng thành. Đến giai đoạn từ sau cai sữa, lợn ỉ đực nhân bản có hình thái cơ thể tương tự như lúc 1 tháng tuổi, tuy nhiên lúc này mặt của chúng đã nhăn nhiều hơn, da bắt đầu có hiện tượng không trơn nhẵn nữa mà hơi sần sùi, chân ngắn, lưng võng hơn.

Đến thời điểm 4 - 5 tháng tuổi, cả 4 lợn ỉ đực nhân bản đều mang những đặc điểm hình thái rất đặc trưng của lợn ỉ như mặt nhăn, lưng võng, bụng sệ, chân ngắn, bộ phận sinh dục hình thành rất rõ. Tại thời điểm này, không thể phân biệt được hình thái bên ngoài giữa 4 lợn ỉ đực nhân bản. Tất cả 4 lợn ỉ nhân bản đều có hình thái bên ngoài giống nhau, chỉ khác nhau về kích thước do sự khác nhau về khả năng sinh trưởng của từng cá thể lợn nhân bản trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và thích nghi.
Đặc điểm sinh lý phát dục tương tự lợn ỉ sinh sản bình thường
Để đánh giá đặc điểm sinh lý phát dục của lợn ỉ đực nhân bản, theo dõi sự phát triển của dịch hoàn lợn ỉ đực nhân bản tại thời điểm 2 tháng tuổi đã bắt đầu được thực hiện. Các biểu hiện phát dục của lợn ỉ đực nhân bản được theo dõi, đánh giá tại thời điểm 3 - 4 tháng tuổi.

lon-i-1449_20220127_174-105642.jpeg

Lợn ỉ đực nhân bản lúc 1 tháng tuổi. Ảnh: VCN.

Các tiêu chí sử dụng để đánh giá sự phát triển dịch hoàn của lợn ỉ đực nhân bản bao gồm: Dịch hoàn ẩn hay nổi rõ, hình thái của dịch hoàn và bao dịch hoàn. Tiến hành theo dõi các biểu hiện phát dục bên ngoài của lợn ỉ đực nhân bản tại thời điểm 4 tháng tuổi dựa trên các tiêu chí: Sự biểu hiện tính hăng của con đực, thời điểm thành thục về tính.

Theo các kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn ỉ đực nhân bản của Viện Chăn nuôi, mặc dù cùng có hệ di truyền giống nhau nhưng thời điểm biểu hiện khả năng phát dục của lợn ỉ đực nhân bản là không giống nhau.

Biểu hiện phát dục sớm nhất của lợn ỉ đực nhân bản là tại thời điểm 4 tháng tuổi. Thời điểm biểu hiện khả năng phát dục của lợn ỉ đực nhân bản cũng tương tự như khả năng sinh trưởng, phụ thuộc vào cá thể.

lon-i-1450_20220127_952-105643.jpeg

Lợn ỉ đực nhân bản lúc 5 tháng tuổi. Ảnh: VCN.

Lợn ỉ đực nhân bản được coi là thành thục về tính khi thu được dịch tiết ở đầu dương vật, trong dịch tiết có tinh trùng hoạt động. Để đánh giá chính xác thời điểm thành thục về tính của lợn ỉ đực nhân bản, Viện Chăn nuôi đã đánh giá chất lượng dịch tiết thu được ở dương vật của lợn ỉ đực nhân bản bắt đầu từ khi lợn có biểu hiện cương cứng dương vật.

Tại thời điểm 5 - 6,5 tháng tuổi, đơn vị nghiên cứu đã thu được dịch tiết ở dương vật của 04 lợn ỉ đực nhân bản. Kiểm tra, đánh giá dịch tiết (tinh dịch), nhận thấy có tinh trùng sống hoạt động, tuy nhiên mật độ tinh trùng là khác nhau giữa các cá thể lợn ỉ đực nhân bản.

Kết quả đánh giá khả năng thành thục về tính của lợn ỉ đực nhân bản cho thấy, không có sự thống nhất về mặt thời gian. Thời gian thành thục về tính của 04 cá thể lợn ỉ đực nhân bản là không giống nhau, thời gian thành thục về tính sớm nhất của lợn ỉ đực nhân bản là thời điểm khoảng 5 tháng tuổi.

lon-i-1450_20220127_415-105644.jpeg

4 con lợn ỉ đực nhân bản 10 tháng tuổi. Ảnh: VCN.

Những kết quả đánh giá bước đầu của Viện Chăn nuôi cho thấy, lợn ỉ đực nhân bản có các đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và đặc điểm sinh lý phát dục là tương tự như lợn ỉ sinh sản bình thường. Hiện nay, Viện Chăn nuôi vẫn tiếp tục tiến hành theo dõi và đánh giá khả năng huấn luyện và khai thác tinh trùng lợn ỉ đực nhân bản, chất lượng tinh trùng cũng như khả năng sinh sản của lợn ỉ đực nhân bản sẽ được công bố trong thời gian tới.

TS Nguyễn Khánh Vân

Giám đốc Phòng Tế bào Trọng điểm Công nghệ tế bào Động vật (Viện Chăn nuôi)

 

 

Bình luận

Ba loài lan rừng quý hiếm đang được nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) triển khai và thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ

Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai

Nhờ được hỗ trợ giống chuẩn cùng quy trình kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa bài bản nhiều hộ chăn nuôi Đồng Nai có nguồn thu nhập khá và tiếp tục nhân rộng.

Công nghệ giống in vitro còn trắc trở

Công nghệ giống cấy mô (in vitro) mang lại hiệu quả cao trong sản xuất song những năm gần đây gặp nhiều trắc trở do nguồn giống gốc và thiếu nhân lực, trang thiết bị.

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN

Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học đang được ngành lâm nghiệp chú trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nhất là giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm của đại ngàn An Lão.

Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Phát triển giống gà ri Ninh Hòa quý hiếm

Các tỉnh Nam Trung bộ đang có giống gà địa phương rất quý là gà ri Ninh Hòa. Đây là giống gà có chất lượng thịt chắc, thơm ngon, sinh trưởng nhanh...

ThaiBinh Seed tạo bước ngoặt cho nông dân miền Trung, Tây Nguyên

Gần 15 năm có mặt ở miền Trung - Tây Nguyên, ThaiBinh Seed đã thực sự tạo ra bước ngoặt đối với nông dân ở dải đất đầy nắng và gió.

Giống lúa Hưng Long 555 trĩu bông ở Nam Trung bộ

Giống lúa Hưng Long 555 thể hiện sự thích nghi, chống chịu cực tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt vùng Nam Trung bộ, cho năng suất cao, gạo ngon.