Nuôi cá tầm công nghệ cao tránh được thiệt hại do thiên tai

Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.

ct3.png

Một góc khu nuôi cá tầm công nghệ cao của Công ty TNHH Ngọc Mai Trang. Ảnh: Minh Hậu.

Thời gian gần đây, để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất và chất lượng cá tầm, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang có trụ sở tại Đà Lạt (Lâm Đồng) đã đầu tư mô hình nuôi cá công nghệ cao.

Trang trại cá tầm của doanh nghiệp này được xây dựng tại xã Đa Nhim (huyện Lạc Dương) với tổng diện tích 2ha công nghệ cao, 3ha diện tích mặt nước nuôi truyền thống.

Ông Nguyễn Đình Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Mai Trang cho biết, với mô hình cá tầm công nghệ cao, doanh nghiệp tiến hành xây dựng các hồ nuôi hình tròn với bán kính từ 6-17m. Hệ thống hồ này được thiết kế, xây dựng nổi và chất liệu để làm hồ là bạt nhựa chất lượng cao.

Phần đáy hồ được thiết kế lõm hình cầu để tối ưu hóa trong việc xử lý chất thải lẫn tạo môi trường để cá bơi theo vòng tuần hoàn. Tại khu trang trại cá tầm công nghệ cao, các hồ nuôi được đổ nước với độ sâu khoảng 1,4-1,5m và đều được lắp đặt hệ thống máy sục khí oxy.

Cùng với đó, các loại máy móc kết nối với hệ thống điều khiển thông minh để xử lý nước, đo nhiệt độ và xử lý thức ăn thừa, chất thải của cá. Các hồ nuôi cũng được tạo hệ vi sinh một cách khoa học để xử lý tốt nhất các chất thải cá thải ra  nên đảm bảo môi trường trong sạch giúp cá phát triển tốt nhất.

ct2.png

Để nuôi cá tầm theo mô hình công nghệ cao, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang đầu tư nhiều công nghệ, hệ thống điện và các loại máy móc. Ảnh: Minh Hậu.

Ông Khuất Duy Vinh, người quản lý, phụ trách kỹ thuật chăn nuôi cá tầm tại trang trại cho biết, nguồn nước cung cấp cho các hồ nuôi vẫn được lấy từ hệ thống suối tự nhiên. Nguồn này được chuyển về hồ lắng để xử lý sau đó sẽ được bơm trực tiếp vào các hồ nuôi.

"Các hồ nuôi công nghệ cao có hệ thống xử lý nước và có máy tạo dòng chảy tuần hoàn nên rất tiết kiệm nước. Ở Lâm Đồng thường xuyên thiếu nước vào mùa khô nên cách làm này rất phù hợp", ông Khuất Duy Vinh chia sẻ.

Cũng theo ông Vinh, các hồ nuôi được làm bằng bạt nhựa chất lượng cao và nằm tách biệt với sông suối nên tránh được các tác hại về mùa mưa lũ. Ông đưa ra dẫn chứng, vào năm 2017, mưa lũ đổ về khiến các hồ cá tầm được xây dựng bằng bê tông của công ty ở khu vực hạ nguồn bị đổ sập, toàn bộ cá bị nước lũ cuốn trôi, bị chết. Đối vời hồ cá công nghệ cao, do xử lí tốt nguồn nước, tạo được mạch tuần hoàn nên có thể chủ động được vị trí xây lắp nên tránh được tác hại của mưa lũ.

ct1.png

Với mô hình công nghệ cao, việc nuôi cá tầm trở nên thuận lợi, tránh được thiệt hại do thiên tai gây ra. Ảnh: Minh Hậu.

Hiện nay, Công ty TNHH Ngọc Mai Trang đã xây dựng hàng chục hồ nuôi lớn nhỏ và tiếp tục mở rộng mô hình. Mỗi hồ, doanh nghiệp này có thể nuôi đến 6 tấn cá tầm thương phẩm. Ông Nguyễn Đình Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Mai Trang chia sẻ, các hồ nuôi cá tầm công nghệ cao đã vận hành được khoảng 6 tháng và cá có sự sinh trưởng nhanh. "Các hồ này cho phép chúng tôi nuôi được nhiều cá hơn. Với hệ thống đáy hồ hình cầu kết hợp dòng chảy tuần hoàn nên cá bơi liên tục do không bị vướng cạnh ao hồ. Cũng chính vì thế nên cá khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn và độ sinh trưởng tốt hơn", ông Nguyễn Đình Hoàng nói.

Hiện mỗi năm Công ty Ngọc Mai Trang xuất bán ra thị trường trên 200 tấn cá tầm thương phẩm. Dự kiến cuối năm nay, sản lượng cá tầm cung cấp ra thị trường ước khoảng gần 400 tấn và tiếp tục tăng vào những năm sau. 

"Mô hình cá tầm công nghệ cao mang lại lợi ích kinh tế lớn, tiết kiệm được nguồn nước, nhân công lao động trong khi tăng được sản lượng, chất lượng cá nên chúng tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng", ông Nguyễn Đình Hoàng thổ lộ.

 

Bình luận

Than sinh học - 'vàng đen’ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Than sinh học được xem là 'vàng đen' cho sản xuất nông nghiêp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải. Tiềm năng than sinh học hiện rất lớn từ phụ phẩm nông nghiệp.

Công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác, chất lượng cá ngừ sẽ tốt hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu xuất khẩu.

Hòn Đất: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh

Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Hòn Đất xây dựng 1 điểm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang.

Quy trình "sức mạnh sinh học" là gì mà nông dân nào làm rồi cũng mê tít?

Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trong canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó tác động đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Bội thu lứa cà phê tái canh của Dự án VnSAT

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án VnSAT trong việc áp dụng giống chất lượng cao, quy trình chuẩn vào tái canh, người dân Lâm Đồng thu hoạch vụ cà mùa bội thu.

Nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho lãi 400 triệu đồng/ha/vụ

Qua khảo sát đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, năm 2021, nhiều hộ nông dân ở các huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh trong ao đất

Phục tráng chất lượng rong sụn bằng giống nuôi cấy mô

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu, nhân giống thành công giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Giống cà chua Ansal, sự lựa chọn cho sản xuất hàng hóa

Giống cà chua Ansal kết hợp được nhiều ưu điểm nổi trội, thích hợp với nhiều vùng canh tác ở miền Bắc.

Chuỗi giá trị biến rác vỏ dừa thu ngoại tệ

Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ giúp tận dụng vỏ dừa biến chúng từ loại phế thải trở thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao gấp hàng chục lần.

Đài Thơm 8 - Thích nghi với biến đổi khí hậu trên dải đất miền Trung

Năm 2021, Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đạt dấu mốc 45 năm ngày thành lập và ghi dấu tên mình vào lòng nông dân Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.