Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhờ lợi thế công nghệ sinh học

Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

bo.png

Mộc Châu Milk đặt ra mục tiêu chất thải phải được tái sử dụng thành phân bón giúp giảm chi phí đầu tư cho dàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mô hình trang trại “không chất thải”
Một trong những ưu tiên hàng đầu Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) đặt ra là công nghệ xử lý chất thải bò sữa phải thân thiện, an toàn, mang lại môi trường trong lành, bền vững. Chất thải phải được tái sử dụng thành phân bón giúp giảm chi phí đầu tư cho dàn bò, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Để đạt được mục tiêu đó, từ năm 2016 đến nay, 100% các trại chăn nuôi cung cấp sữa cho Mộc Châu Milk tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu đã ứng dụng công nghệ sinh học Enviro MCM.W kết hợp vi sinh vật hữu hiệu và enzyme xử lý môi trường để xử lý nước thải và phân thải từ hoạt động chăn nuôi bò sữa, đồng thời tái sử dụng nước thải và phân thải chăn nuôi vào sản xuất nông nghiệp.

Sở hữu chuồng 70 con bò sữa, sau khi ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải, chị Trần Thu Hương (Tiểu khu 19/5) cho biết, hiện chuồng trại nuôi bò của chị đã không còn mùi hôi, không còn ruồi muỗi như trước.

“Sau khi phun thuốc khử mùi trong chuồng, tôi ủ men vi sinh và đổ vào bể chứa để xử lý. Lợi ích lớn nhất khi xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học là môi trường sống, môi trường chăn nuôi được đảm bảo vệ sinh, chuồng trại sạch sẽ, bớt mùi hôi, bớt vi khuẩn. Qua đó sức khỏe của người chăn nuôi được đảm bảo hơn”, chị Hương chia sẻ.

Hay như gia đình ông Trần Ngọc Lâm tại Tiểu khu 26/7, trước kia khi không xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, chuồng trại nhà ông Lâm thường có mùi hôi, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe người chăn nuôi.

Đến nay, chuồng trại được xử lý bằng vi sinh đã bớt mùi đi rất nhiều, người chăn nuôi đều phấn khởi do môi trường chăn nuôi được cải thiện. Quy trình xử lý này rất đơn giản, dễ thực hiện, không phức tạp. Chỉ cần lọc chất thải qua các bể chứa, sau đó cho vi sinh vào bể chứa cuối rồi dẫn ra đồng.

vi-sinh.png

Chế phẩm vi sinh xử lý chất thải chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sau khi đi khảo sát thực tế tại các chuồng trại của người dân, bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhận định, công tác xử lý chất thải của người chăn nuôi cơ bản được thực hiện đúng quy trình, qua đó mang lại hiệu quả cao.

“Đánh giá cảm quan, trực quan về quy trình công nghệ đang áp dụng, có thể thấy hiệu quả rõ rệt nhất là giảm thiểu mùi hôi phát thải từ chuồng bò và khu vực tập trung chất thải. Toàn bộ chất thải hữu cơ từ trại bò chuyển đổi thành phân bón hữu cơ dạng nước và dạng rắn phục vụ trồng cây thức ăn cho bò. Năng suất cây thức ăn cho bò tăng từ 20 - 30% so với trước khi ứng dụng quy trình công nghệ xử lý chất thải. Đặc biệt, quy trình ứng dụng đơn giản dễ hiểu và dễ làm, qua đó bảo vệ môi trường không khí quanh gia trại và trong vùng chăn nuôi, đảm bảo sức khỏe cho người và vật nuôi”, bà Bùi Thị Hồng Hà phân tích.

Người chăn nuôi tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu đánh giá, sau khi được tưới, bón bằng chất thải đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, cây cỏ voi hay ngô sinh khối (thức ăn chăn nuôi chính của bò sữa Mộc Châu) phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Đặc biệt, sức ăn của bò sữa tăng cao, do thức ăn nhiều chất dinh dưỡng nên chất lượng sữa theo đó cũng được cải thiện.

chepham.png

Nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý bằng chế phẩm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hướng đến kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững
Theo bà Bùi Thị Hồng Hà, hiện nay khái niệm phát triển bền vững là một khái niệm còn tương đối trừu tượng. Tại nhiều nơi, đối với nhiều nông dân dù đang hoạt động tại lĩnh vực chăn nuôi hay trồng trọt đều không nhận thức được khái niệm đó.

Thế nhưng, nông dân tại Mộc Châu thì khác. Từ năm 2016, bà con đã thấy được giá trị phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Qua đó, người chăn nuôi đã tận dụng gần như 100% chất thải rắn và nước thải để bón, tưới cho cây trồng.

Nhấn mạnh yếu tố quan trọng mang tính then chốt trong việc phát triển chăn nuôi bền vững là khâu tuần hoàn chất thải để mang lại giá trị dinh dưỡng cho cây trồng, bà Hà cho biết thêm, nông dân Mộc Châu đã thay đổi ý thức.

Theo đó, bà con đã tự nhận thức được việc ứng dụng quy trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ sinh học sẽ biến phân và nước thải thành những phế phẩm có giá trị kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng cho thức ăn chăn nuôi, chất lượng sữa bò, đồng thời mang giá trị sức khỏe cho người chăn nuôi.

Theo đánh giá của chuyên gia tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý bằng công nghệ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, đồng thời chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho cây trồng.

Chất thải rắn bò sữa (phân bò dạng rắn, thức ăn thừa, cặn từ quá trình xử lý phân lỏng) sẽ được thu gom hàng ngày và xử lý bằng chế phẩm vi sinh tại hố ủ. Đánh giá cảm quan, phân ủ sau khi phơi để giảm ẩm có màu nâu đến đen, không còn mùi hôi.

co.png

Sau khi được tưới, bón bằng chất thải đã được xử lý bằng công nghệ sinh học, cây cỏ voi phát triển tốt hơn, cho năng suất và chất lượng cao hơn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phân bò sữa sau ủ có chất lượng tốt, không phát hiện vi sinh vật chỉ thị (E.coli) và vi sinh gây hại (Salmonella). Ngoài ra một số chỉ tiêu dinh dưỡng NPK trong phân ủ là tương đối cao so với tiêu chuẩn phân hữu cơ nói chung trên thị trường, phù hợp với quy chuẩn phân bón hiện hành và phù hợp dùng làm phân bón cho cây trồng.

Bên cạnh đó, phân bò ủ có thể sử dụng như một loại phân hữu cơ tốt nâng cao năng suất cây trồng hoặc như một nguồn nguyên liệu để sản xuất phân phân hữu cơ khoáng hoặc phân hữu cơ vi sinh.

Chia sẻ về hướng hỗ trợ người chăn nuôi Mộc Châu phát triển trong thời gian tới, bà Bùi Thị Hồng Hà cho biết, bên cạnh việc đồng hành cùng người dân trong khâu xử lý chất thải, nhóm chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ đã nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến công tác thú y phòng bệnh.

Nhóm chuyên gia cũng sẽ xây dựng những đề xuất với lãnh đạo Mộc Châu Milk để phát triển những mô hình chăn nuôi bò hữu cơ theo quy mô nhỏ, quy mô điểm để chuyển giao công nghệ cho những hộ dân muốn học hỏi.

 

Bình luận

Trồng cải xoong bằng bụi đất mặt trăng

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã gieo hạt cây cải xoong thành công bằng bụi đất từ ​​mặt trăng do các phi hành gia sứ mệnh Apollo của NASA thu thập được.

Thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt chất lượng cao

Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, đơn vị đã chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt NH04-128 và NH04-61.

Người tiên phong sản xuất Natto tại Việt Nam

Anh Lê Văn Thư, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học và Thương mại Magala (số 280, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) là người sản xuất Natto đầu tiên tại Việt Nam - sản phẩm được làm từ hạt đậu nành nấu chín và ủ với men Bacillus Natto.

Tận tay sờ vào con cá tầm có màu như vàng 9999

Khi tôi khẽ nhấc con cá tầm lên khỏi mặt nước, làn da như vàng 9999 óng ánh của nó bắt sáng còn lấp lánh hơn cả ánh mặt trời…

Công nghệ sản xuất sinh khối vi tảo mật độ cao

Là nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác, loài tảo Nannochloropsis oculata được Viên Nghiên cứu Hải sản sản xuất sinh khối mật độ cao.

'Hữu cơ hóa' nông nghiệp với sản phẩm vi sinh

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vào nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đang cho thấy hiệu quả kép cả về kinh tế và môi trường.

'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng.

Tiềm năng ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn ở ĐBSCL

Ở ĐBSCL nông dân trồng lúa sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu giúp giảm giá thành sản xuất, bảo vệ tốt môi trường.

Chuyển đổi số nông nghiệp: Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 trồng đông trùng hạ thảo

Trong sản xuất nông nghiệp, càng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thì sức người càng được giải phóng. Khi đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được công lao động, tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi. Hiệu quả kinh tế cũng được nhân lên...

'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Khánh Hòa ứng dụng công nghệ sinh học, nhất là nuôi cấy mô để chọn tạo, sản xuất thay thế nhiều giống cây trồng sạch bệnh, chất lượng.