Tiềm năng ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn ở ĐBSCL

Ở ĐBSCL nông dân trồng lúa sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học ngày càng nhiều. Kết quả nghiên cứu giúp giảm giá thành sản xuất, bảo vệ tốt môi trường.

phuong-phap-xu-ly-rom-ra-lam-phan-huu-co-vi-sinh-sau-khi-thu-hoach-lua-anh-tqk-151537_600.jpg

Phương pháp xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ vi sinh sau khi thu hoạch lúa. Ảnh: Hữu Đức.

Ưu việt phân bón hữu cơ

TS Trịnh Quang Khương – Trưởng Bộ môn Nông học (Viện Lúa ĐBSCL) đã ghi nhận từ hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm trên đồng về tính năng, hiệu quả, sự ưu việt của các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh và các chất thải tạo đất phù hợp với định hướng sản xuất lúa bền vững, an toàn.

ĐBSCL có 2 nguồn chính là phân hữu cơ sản xuất công nghiệp như hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng và tàn dư thực vật và phụ phẩm. Ở ĐBSCL khối lượng phân hữu cơ các loại sử dụng bón cho cây trồng mất cân đối nghiêm trọng so với phân bón vô cơ, do các nguồn nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ đang bị lãng phí nghiêm trọng.

Phân bón hữu cơ vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật có ích. Trong phân bón hữu cơ có nhiều nhóm vi sinh vật có ích bao gồm vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón, cải tạo đất. Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng…

Theo TS Trịnh Quang Khương, ghi nhận hiệu quả thực tế sản xuất từ các mô hình trồng trọt khi áp dụng các sản phẩm hữu cơ vi sinh phát triển nông nghiệp bền vững là cân đối phân bón vô cơ - hữu cơ. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh trên hầu hết các loại đất, phân bón vô cơ có mối quan hệ qua lại rất chặt với phân hữu cơ.

Bón phân hữu cơ làm tăng hiệu suất sử dụng phân đạm 30-40%, phân lân 20-25% và thay thế được 30-40% phân kali với lượng bón 10 tấn hữu cơ/ha. Khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho cây lúa, cây bắp lượng phân hóa học giảm từ 20-30%, năng suất cây trồng tăng từ 10-15% góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và gia tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân.

Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước khoảng 50 triệu tấn được xử lý sẽ đem lại hơn 3 triệu tấn phân hữu cơ, người nông dân không phải bỏ tiền mua phân hóa học (NPK) là 220.000 tấn đạm, 200.000 tấn lân và 480.000 tấn kali.
Kết quả nghiên cứu ở Viện Lúa ĐBSCL cho thấy bón liên tục phân hữu cơ rơm rạ ở mức 6 tấn/ha/vụ và bón phối hợp 60% phân N, P, K hoá học theo khuyến cáo thì năng suất lúa cao hơn so với bón hoàn toàn 100% phân N, P, K hóa học. Như vậy nguồn phân hữu cơ rơm rạ nếu được bón dài hạn qua nhiều năm giúp giảm được từ 40-60% phân N, P, K hoá học theo mức khuyến cáo và cho năng suất lúa tương đương.

 Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn
TS Nguyễn Đức Cương, Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật (Viện Lúa ĐBSCL), nhận xét: Tiềm năng ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất an toàn ở ĐBSCL là rất lớn, nguồn vi sinh vật bản địa có ích rất phong phú. Xây dựng nền nông nghiệp an toàn với việc tăng cường sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV sinh học, phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của nước ta và trên thế giới. Sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV sinh học là biện pháp quản lý dịch hại cây trồng thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong điều kiện nền nông nghiệp đang hướng đến nông sản an toàn.

mot-cach-u-nam-trichoderma-anh-tqk-152000_862.jpg

Một cách ủ nấm Trichoderma. Ảnh: Hữu Đức.

Hiện nay các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng cơ bản được chia làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau, bao gồm: Nhóm chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng. Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.

Chế phẩm sinh học sử dụng trong sản xuất nông nghiệp có ưu điểm như: Không gây hại đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Sử dụng chế phẩm sinh học thường xuyên còn giúp tái lập cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung, đặc biệt là nhóm chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật bản địa.

Ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ góp phần tăng độ phì nhiêu của đất, không phá hủy kết cấu đất, không gây thoái hóa đất mà còn có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản. Bên cạnh đó còn có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Sử dụng các chế phẩm sinh học BVTV có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng của cây trồng mà không là ảnh hưởng đến môi trường.

Thực tế sản xuất ở ĐBSCL mở rộng vùng canh tác lúa an toàn, nhu cầu sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác lúa ngày càng nhiều. Từ năm 2016 Bộ môn Bảo vệ thực vật (Viện Lúa ĐBSCL) đã nghiên cứu phát triển để hoàn thiện bộ chế phẩm sinh học từ nguồn vi sinh vật bản địa bao gồm: Chế phẩm sinh học 3M là sản phẩm trừ rầy hại lúa, phối hợp từ 3 chủng nấm xanh Metarhiziumflavoviride, Metarhiziumanisopliae và Metarhizium minus. Chế phẩm sinh học Bio MN là sản phẩm trừ sâu hại lúa, phối hợp của 2 chủng nấm Metarhiziumanisopliae và Nomuraearileyi.

Chế phẩm sinh học BC là sản phẩm trừ bệnh do nấm gây hại lúa, phối hợp từ Streptomyces và vi khuẩn Bacillus. Chế phẩm sinh học OM Trico là sản phẩm chứa Trichoderma asperellum có khả năng trừ nấm gây bệnh trong đất và phân hủy rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng, phân hủy xác bã các phế phẩm nông nghiệp, các chất hữu cơ.

Trong nền sản xuất hiện đại, sử dụng các chế phẩm sinh học là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến hệ sinh thái nông nghiệp thân thiện và nông sản an toàn. Song, cần có thời gian để xã hội nhận thức được về lợi ích của quản lý dịch hại bền vững và thân thiện với môi trường.

 

Bình luận

Trồng cải xoong bằng bụi đất mặt trăng

Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã gieo hạt cây cải xoong thành công bằng bụi đất từ ​​mặt trăng do các phi hành gia sứ mệnh Apollo của NASA thu thập được.

Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhờ lợi thế công nghệ sinh học

Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, nghề chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu, Sơn La đã tạo ra những phế phẩm giá trị kinh tế cao.

Thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt chất lượng cao

Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, đơn vị đã chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công hai giống nho không hạt NH04-128 và NH04-61.

Người tiên phong sản xuất Natto tại Việt Nam

Anh Lê Văn Thư, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Sinh học và Thương mại Magala (số 280, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) là người sản xuất Natto đầu tiên tại Việt Nam - sản phẩm được làm từ hạt đậu nành nấu chín và ủ với men Bacillus Natto.

Tận tay sờ vào con cá tầm có màu như vàng 9999

Khi tôi khẽ nhấc con cá tầm lên khỏi mặt nước, làn da như vàng 9999 óng ánh của nó bắt sáng còn lấp lánh hơn cả ánh mặt trời…

Công nghệ sản xuất sinh khối vi tảo mật độ cao

Là nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác, loài tảo Nannochloropsis oculata được Viên Nghiên cứu Hải sản sản xuất sinh khối mật độ cao.

'Hữu cơ hóa' nông nghiệp với sản phẩm vi sinh

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vào nông nghiệp ở Vĩnh Phúc đang cho thấy hiệu quả kép cả về kinh tế và môi trường.

'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Với nhiều ưu thế vượt trội về chất lượng và khả năng nhân giống nhanh, các giống cây trồng, nhất là giống rau quả sản xuất bằng nuôi cấy mô ngày càng tỏa rộng.

Chuyển đổi số nông nghiệp: Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021 trồng đông trùng hạ thảo

Trong sản xuất nông nghiệp, càng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào thì sức người càng được giải phóng. Khi đó, chúng ta sẽ tiết kiệm được công lao động, tỷ lệ rủi ro sẽ ít đi. Hiệu quả kinh tế cũng được nhân lên...

'Thay máu' giống cây trồng bằng giống nuôi cấy mô

Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Khánh Hòa ứng dụng công nghệ sinh học, nhất là nuôi cấy mô để chọn tạo, sản xuất thay thế nhiều giống cây trồng sạch bệnh, chất lượng.