Huy động nguồn năng lượng tái tạo tăng hơn 150%

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 4 tháng năm 2021, nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) được huy động đạt 9,5 tỷ kWh, tăng 156,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo EVN, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tháng 4/2021 đạt 22,19 tỷ kWh, đạt 101,7% kế hoạch. Lũy kế 4 tháng đạt 80,67 tỷ kWh, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tỷ lệ huy động nguồn của thủy điện đạt 18,39 tỷ kWh, tăng 59,3% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 22,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Tuy nhiên, số liệu cập nhật của EVN cũng cho thấy việc huy động nguồn từ nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu và điện nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, nhiệt điện than huy động đạt 41,48 tỷ kWh, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn chiếm 51,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Tua bin khí đạt 10,55 tỷ kWh, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 13,1% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống; nhiệt điện dầu huy động không đáng kể, đạt 2 triệu kWh và điện nhập khẩu đạt 481 triệu kWh, giảm 62,5% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 0,6% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Đáng chú ý, NLTT (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động đạt 9,5 tỷ kWh, tăng 156,9% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 11,8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. Trong đó, riêng điện mặt trời huy động đạt 8,73 tỷ kWh, tăng gần 3 lần so với cùng kỳ.

nangluongtaitao1.jpg


Huy động nguồn NLTT trong 4 tháng năm 2021 đạt 9,5 tỷ kWh, tăng gần 57% so với cùng kỳ. Ảnh: VGP

 Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, NLTT đã tham gia vào hệ thống điện với công suất và sản lượng khá cao so với các nguồn phát điện khác, việc này gây áp lực và ảnh hưởng đến quá trình vận hành của Hệ thống điện quốc gia, như gây ra tình trạng thừa nguồn, quá tải đường dây nội miền, đường dây liên kết 500 kV; phụ tải chênh lệch giữa cao điểm và thấp điểm lớn…

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 4/2021 đạt 20,01 tỷ kWh, tăng 16,51% so với tháng 4/2020. Luỹ kế 4 tháng đạt 70,84 tỷ kWh, tăng 6,74% so với cùng kỳ năm 2020.

Về công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, trong 4 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 67,81%. Tỷ lệ tiền điện được thanh toán không dùng tiền mặt toàn EVN đạt trên 90%.

Trong công tác đầu tư xây dựng, tháng 4/2021, EVN đã phát điện thương mại cả 2 tổ máy dự án Thủy điện Thượng Kon Tum. Về lưới điện, lũy kế 4 tháng năm 2021 đã khởi công 34 công trình; hoàn thành đóng điện 36 công trình lưới điện 110-500 kV, trong đó đã đóng điện các dự án lưới điện quan trọng bao gồm toàn bộ dự án cải tạo đường dây 220 kV Phả Lại-Hải Dương; đường dây cấp điện cho tổ hợp hóa dầu Long Sơn; đường dây 220 kV Hòa Bình-Chèm và Hà Đông-Chèm, đường dây 500 kV Mỹ Tho-Đức Hòa và trạm biến áp 500 kV Đức Hòa; đặc biệt trạm biến áp 220 kV Thủy Nguyên là trạm biến áp số đầu tiên được đưa vào vận hành.

EVN cho biết trong tháng 5/2021, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến đạt 774,3 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 39.859 MW. Với tình hình thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài ở cả 3 miền, mức độ tiêu thụ điện toàn quốc có khả năng thiết lập mốc kỷ lục mới.

Mục tiêu vận hành hệ thống điện của EVN là tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ kép, vừa đảm bảo phòng chống dịch COVID-19, vừa đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và sinh hoạt của người dân, đặc biệt là yêu cầu đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ diễn ra vào ngày 23/5 tới.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Huy-dong-nguon-nang-luong-tai-tao-tang-hon-150/431114.vgp

Bình luận

Than sinh học - 'vàng đen’ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Than sinh học được xem là 'vàng đen' cho sản xuất nông nghiêp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải. Tiềm năng than sinh học hiện rất lớn từ phụ phẩm nông nghiệp.

Công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương

Áp dụng công nghệ tạo bọt khí nano bảo quản cá ngừ đại dương sau khai thác, chất lượng cá ngừ sẽ tốt hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu xuất khẩu.

Hòn Đất: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh

Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Kiên Giang kết hợp với Trạm khuyến nông huyện Hòn Đất xây dựng 1 điểm mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang.

Nuôi cá tầm công nghệ cao tránh được thiệt hại do thiên tai

Với mô hình cá tầm công nghệ cao tại Lâm Đồng, người nuôi tiết kiệm được nguồn nước, nhân công và đặc biệt tránh được thiệt hại do thiên tai.

Quy trình "sức mạnh sinh học" là gì mà nông dân nào làm rồi cũng mê tít?

Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học trong canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái đồng ruộng, từ đó tác động đến môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Bội thu lứa cà phê tái canh của Dự án VnSAT

Nhờ sự hỗ trợ của Dự án VnSAT trong việc áp dụng giống chất lượng cao, quy trình chuẩn vào tái canh, người dân Lâm Đồng thu hoạch vụ cà mùa bội thu.

Nuôi tôm thâm canh mật độ cao cho lãi 400 triệu đồng/ha/vụ

Qua khảo sát đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, năm 2021, nhiều hộ nông dân ở các huyện ven biển như Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải mạnh dạn chuyển đổi nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh trong ao đất

Phục tráng chất lượng rong sụn bằng giống nuôi cấy mô

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu, nhân giống thành công giống rong sụn bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Giống cà chua Ansal, sự lựa chọn cho sản xuất hàng hóa

Giống cà chua Ansal kết hợp được nhiều ưu điểm nổi trội, thích hợp với nhiều vùng canh tác ở miền Bắc.

Chuỗi giá trị biến rác vỏ dừa thu ngoại tệ

Hiện nay, việc áp dụng khoa học công nghệ giúp tận dụng vỏ dừa biến chúng từ loại phế thải trở thành sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao gấp hàng chục lần.