Khai thác ‘đồng hồ sinh học' của cây trồng để sản xuất bền vững hơn

Các nhà khoa học thực vật cho biết, các gen đồng hồ sinh học cho phép cây trồng có thể “đo lường” được nhiều thông số quan trọng mà con người chưa khai thác hết.

"Mở cánh cửa mới" của cây trồng 
Theo đó con người nên nắm bắt được khả năng này để nhắm tới các mục tiêu trong nông nghiệp cũng như nhân giống cây trồng để có năng suất cao hơn và canh tác bền vững hơn. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science.

screenshot_1621482125-104554_660.jpeg

Biểu đồ mô tả sự khác nhau trong quá trình sinh trưởng của cây trồng giữa ngày và đêm.Đồ họa: Science 

Alex Webb, Chủ nhiệm bộ phận nghiên cứu Tín hiệu tế bào tại khoa Khoa học Thực vật thuộc Đại học Cambridge cho biết: “Giống như con người, thực vật có một 'đồng hồ bên trong' để theo dõi nhịp điệu của môi trường sống”.

Ông Webb và các cộng sự của một nghiên cứu vừa được công bố nói rằng, cơ sở di truyền của hệ thống sinh học này đã được hiểu rõ và có những công cụ di truyền được cải tiến để chỉnh sửa nó, và chiếc đồng hồ này nên được khai thác trong nông nghiệp - một quá trình mà họ mô tả là “thời gian sinh học” - để góp phần vào an ninh lương thực toàn cầu.

Giáo sư Alex Webb nói: "Chúng ta đang sống trên một hành tinh đang quay và điều đó có tác động rất lớn đến hệ sinh học của chúng ta cũng như sinh học của thực vật. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng thực vật phát triển tốt hơn nhiều khi chiếc đồng hồ sinh học bên trong của chúng phù hợp với môi trường mà chúng phát triển".

529dbc0669beddd553d71253-104820_204.jpg

Nhà khoa học Tsutomu Ishimaru kiểm tra cây lúa mang gen SPIKE. Ảnh: AFP

Theo đó, đồng hồ sinh học của thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều chức năng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng bao gồm: Thời điểm ra hoa, sự quang hợp và nhu cầu tiêu thụ nước… Các gen kiểm soát nhịp sinh học ở tất cả các loại cây trồng chính đều khá giống nhau - khiến cho chúng trở thành mục tiêu tiềm năng cho các nhà chọn tạo giống cây trồng muốn kiểm soát được nhiều hơn từ các chức năng này.

Ngoài ra, phương pháp canh tác theo thời gian thực cũng có thể được áp dụng bằng cách điều chỉnh các hoạt động trồng trọt theo thời gian tối ưu trong ngày, để giảm thiểu các nguồn lực cần thiết.

Theo các nhà khoa học, cách tiếp cận đơn giản và dễ dàng nhất sẽ là sử dụng kiến ​​thức về đồng hồ sinh học bên trong của cây trồng để áp dụng trong các khâu nước, thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu vào thời điểm hiệu quả nhất trong ngày hoặc đêm.

Đặc biệt là khi tích hợp với các công nghệ sản xuất mới chi phí thấp như máy bay không người lái và cảm biến, sẽ giúp chúng ta thu thập thông tin liên tục về sự phát triển và sức khỏe của cây trồng. Sau đó, nông dân có thể nhận được những lời khuyên về thời điểm tốt nhất để áp dụng các biện pháp xử lý cho từng loại cây trồng cụ thể, trong từng điều kiện một cách chính xác cả về vị trí lẫn điều kiện thời tiết.

Khả ăng ứng dụng thực tế cao
"Chúng tôi nhận thấy điều này từ các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm về việc tưới cây hoặc sử dụng thuốc trừ sâu có thể hiệu quả hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày. Điều đó có nghĩa là nông dân có thể sử dụng ít hơn những nguồn tài nguyên này. Đây là một bước tiến mới, có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất và góp phần vào sự phát triển bền vững trong nông nghiệp, đặc biệt là mục tiêu sử dụng nước hiệu quả hơn", ông Webb nói.

growing-crops-fertile-soil-watering-plants-including-showing-stages-plant-growth-cropping-concepts-investments-182828161-105116_869.jpg

Nghiên cứu mới mở ra cơ hội tiết kiệm được chi phí sản xuất và góp phần vào sự phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Ảnh: Getty

Nhóm tác giả nghiên cứu cũng cho rằng, phương pháp “canh tác thẳng đứng” trong nhà cũng có thể được cải thiện bằng cách sử dụng điều này bởi hầu hết các loại rau xanh hiện nay đều phát triển cây trồng trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ được kiểm soát cao nhưng cũng có thể rất tốn năng lượng. Với những kiến ​​thức mới về đồng hồ bên trong của thực vật và khả năng thay đổi nó thông qua chỉnh sửa gen, các chu kỳ chiếu sáng và sưởi ấm có thể phù hợp với cây trồng để sự tăng trưởng đạt hiệu quả cao.

Ông Webb cho biết: "Trong canh tác thẳng đứng, phương pháp canh thời gian có thể giúp kiểm soát toàn bộ mùa vụ. Chúng tôi có thể lai tạo các loại cây trồng cụ thể với đồng hồ bên trong phù hợp để trồng trong nhà và tối ưu hóa chu kỳ ánh sáng và nhiệt độ cho chúng".

Một ứng dụng tiềm năng thứ ba của canh tác canh thời gian là sau thu hoạch, khi cây trồng từ từ yếu đi và tiếp tục bị sâu bệnh. “Phản ứng của thực vật đối với sâu bệnh được tối ưu hóa- chúng có khả năng chống lại sâu bệnh tốt nhất vào thời điểm trong ngày mà sâu bệnh hoạt động. Vì vậy, chỉ cần một ánh sáng đơn giản trong chiếc xe tải lạnh bật và tắt để bắt chước chu kỳ ngày/đêm sẽ kích hoạt đồng hồ bên trong của thực vật để giúp cải thiện khả năng tươi lâu và sụt giảm chất lượng", giáo sư Webb cho biết.

Các nhà khoa học tin tưởng rằng, phương pháp này có thể là một phần của giải pháp để nuôi sống dân số ngày càng tăng của nhân loại một cách bền vững hơn do dân số toàn cầu dự kiến ​​gia tăng và sự thay đổi trong chế độ ăn uống khi thu nhập tăng lên.

Được biết một ý tưởng tương tự hiện đang được áp dụng trong y học cho con người khi nhận ra rằng, các loại thuốc sẽ có hiệu quả hơn khi được dùng vào một thời điểm cụ thể trong ngày.

Các nhà nghiên cứu nói rằng, trong quá trình chọn lựa những cây trồng có những đặc điểm cụ thể như cho ra hoa nghịch vụ hoặc muộn để có năng suất cao hơn, các nhà lai tạo cây trồng đã vô tình chọn ra những loại cây có đồng hồ bên trong phù hợp nhất. Sự hiểu biết mới về các gen liên quan đến đồng hồ sinh học có thể làm cho phương pháp sản xuất hướng đến nhiều mục tiêu và hiệu quả hơn.

 

Nguồn: https://nongnghiep.vn/khai-thac-dong-ho-sinh-hoc-cua-cay-trong-de-san-xuat-ben-vung-hon-d291432.html

Bình luận

Ba loài lan rừng quý hiếm đang được nhân giống tại Khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa

Năm 2017 Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa) triển khai và thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen lan hài vân bắc, lan hài lông và lan thủy tiên hường cho vùng Bắc Trung bộ

Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai

Nhờ được hỗ trợ giống chuẩn cùng quy trình kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa bài bản nhiều hộ chăn nuôi Đồng Nai có nguồn thu nhập khá và tiếp tục nhân rộng.

Công nghệ giống in vitro còn trắc trở

Công nghệ giống cấy mô (in vitro) mang lại hiệu quả cao trong sản xuất song những năm gần đây gặp nhiều trắc trở do nguồn giống gốc và thiếu nhân lực, trang thiết bị.

Lạng Sơn: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa

Mới đây, Sở KH&CN Lạng Sơn đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống mít bản địa tại huyện Hữu Lũng” do TS. Lê Tất Khang, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, Bộ KH&CN

4 con lợn ỉ nhân bản đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?

Bốn con lợn ỉ đực nhân bản đầu tiên tại Việt Nam có đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh lý phát dục bình thường như giống lợn ỉ sinh sản hữu tính.

Công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học đang được ngành lâm nghiệp chú trọng trong việc nghiên cứu, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nhất là giống phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Ứng dụng công nghệ sinh học bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để bảo tồn nguồn gen dòng lan quý hiếm của đại ngàn An Lão.

Nhân giống thành công 2 loài rùa quý hiếm của Việt Nam

Trạm đa dạng sinh học Mê Linh (Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật - Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) lần đầu tiên hai loài rùa quý hiếm của Việt Nam (rùa Trung bộ và rùa Núi vàng) sinh sản thành công trong môi trường nuôi bán tự nhiên.

Phát triển giống gà ri Ninh Hòa quý hiếm

Các tỉnh Nam Trung bộ đang có giống gà địa phương rất quý là gà ri Ninh Hòa. Đây là giống gà có chất lượng thịt chắc, thơm ngon, sinh trưởng nhanh...

ThaiBinh Seed tạo bước ngoặt cho nông dân miền Trung, Tây Nguyên

Gần 15 năm có mặt ở miền Trung - Tây Nguyên, ThaiBinh Seed đã thực sự tạo ra bước ngoặt đối với nông dân ở dải đất đầy nắng và gió.