Nâng chất để xoài Việt đến mọi thị trường

ĐBSCL là một trong những nơi có diện tích trồng xoài lớn nhất cả nước. Nhiều loại xoài ở ĐBSCL như xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài tượng da xanh, xoài keo... đã được xuất khẩu đi hàng chục quốc gia trên thế giới, mở ra nhiều triển vọng cho ngành xoài

t8.jpg

Trái xoài ở đồng bằng sông Cửu Long rất triển vọng trong xuất khẩu. Ảnh: H.Tân
Đưa xoài... xuất ngoại: Đồng Tháp đi đầu

Đồng Tháp có 12.171ha xoài, là tỉnh có diện tích xoài lớn nhất vùng ĐBSCL, với sản lượng gần 124.000 tấn/năm.

Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết, ngay từ những năm 2005-2006, tỉnh đã tập trung đầu tư nhiều nguồn lực cho ngành hàng xoài. Cụ thể, từ việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đê bao chống lũ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như cải tạo giống, xử lý ra hoa rải vụ, áp dụng kỹ thuật bao trái… đến sản xuất xoài theo tiêu chuẩn GAP; ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc, xây dựng mô hình “Cây xoài nhà tôi” để bán hàng qua mạng. Từ đó, hình thành vùng nguyên liệu xoài tập trung ở huyện Cao Lãnh và TP. Cao Lãnh.

Đồng Tháp cũng đã lựa chọn cây xoài là 1 trong 5 ngành hàng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2013, Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài cát chu Cao Lãnh và xoài Cao Lãnh”; năm 2019, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Cao Lãnh” cho sản phẩm xoài.

Hiện, Đồng Tháp có 977,6ha xoài được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường khó tính và 4.228ha được cấp mã vùng xuất sang thị trường Trung Quốc; 342ha xoài được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP…

Đồng Tháp cũng thành lập 8 hợp tác xã, 37 tổ hợp tác và 23 hội quán nông dân về trồng xoài; liên kết sản xuất và tiêu thụ xoài dài hạn hơn 1.070ha với trên 10 doanh nghiệp; có 5 sản phẩm của 3 cơ sở sản xuất đạt chuẩn OCOP 3-4 sao.

Đặc biệt, tháng 4/2019, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu lô xoài Việt Nam đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ”, nhằm thúc đẩy phát triển thị trường cho ngành hàng xoài.

An Giang, Hậu Giang tiếp bước

An Giang cũng là địa phương có thế mạnh trồng xoài. Ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cho biết,  tháng 5/2019, tỉnh phối hợp cùng các ngành liên quan và Công ty TNHH XNK Trái cây Chánh Thu tổ chức lễ công bố xuất khẩu 1 tấn xoài cát Hòa Lộc đầu tiên của An Giang sang thị trường Mỹ.

“Trái xoài của nhà vườn trong tỉnh được xuất khẩu sang thị trường lớn và khó tính như Mỹ là một tin vui, tín hiệu tốt cho ngành trái cây địa phương. Để có được thành công này, trước đó các ngành chức năng của tỉnh phối hợp chặt với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cùng các huyện Chợ Mới, Tri Tôn và Tịnh Biên, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhà vườn… thực hiện tốt việc sản xuất theo các tiêu chuẩn mà phía Mỹ quy định. Bên cạnh đó, ký biên bản ghi nhớ hợp tác với doanh nghiệp về sản xuất xoài theo tiêu chuẩn an toàn, sạch; xây dựng vùng nguyên liệu xoài đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật canh tác, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính…”, ông Thư cho biết.

t8a.jpg

Nhiều diện tích xoài ở Hậu Giang được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: H.Thu

Hiện, vùng xoài tại An Giang được cấp mã code đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 18 mã, với tổng diện tích gần 244ha… Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh An Giang, cho hay, An Giang có khoảng 9.700ha xoài, trong đó nhiều nhất là xoài 3 màu (xoài Đài Loan), xoài cát Hòa Lộc... Trong số này có khoảng 7.000ha xoài đang cho trái với sản lượng khoảng 95.000 tấn/năm; vụ chính chiếm 70-80% sản lượng, vụ nghịch chiếm 20-30%. Diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 190ha, sản lượng khoảng 1.900 tấn/năm…

Diện tích trồng xoài các loại ở Hậu Giang có hơn 3.500ha, trong đó diện tích cho trái thu hoạch khoảng 2.700ha, ước năng suất đạt 14 tấn/ha. Năm 2020, Hậu Giang đã được Cục Bảo vệ thực vật cấp 136 mã số vùng trồng và 9 mã số cơ sở đóng gói quả tươi xuất khẩu đi Trung Quốc. Trong đó, vùng trồng xoài được cấp 36 mã số, tổng diện tích là 1.592,44ha

Xoài cát Hòa Lộc Hậu Giang đã được chứng nhận VietGAP hơn 19ha. Đây là nguồn nguyên liệu sản phẩm xoài an toàn và tỉnh đang xúc tiến kêu gọi đầu tư liên kết tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm. Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, cho biết: Tỉnh đã xây dựng nhiều thương hiệu, nhãn hiệu trên nhiều loại cây ăn trái như cam sành Ngã Bảy, bưởi Năm Roi Phú Hữu, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt Hậu Giang, quýt đường Long Trị, xoài cát Hòa Lộc... Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp Hậu Giang còn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện tự nhiên của từng vùng, trong đó có vùng trồng xoài để nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Phát huy thế mạnh ngành xoài

Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Vina T&T Group, cho biết: “Từ tháng 4/2019, công ty xuất lô xoài đầu tiên với sản lượng 27 tấn sang Hoa Kỳ bằng đường hàng không và đường biển. Trong 3 tháng đầu năm 2021, công ty xuất khẩu mỗi tuần khoảng 35 tấn xoài. Lợi thế hiện nay là xoài được cấp phép xuất vào thị trường Mỹ và Australia với công nghệ bảo quản 30 ngày; song song đó là các hiệp định thương mại tự do được ký kết giúp cho Việt Nam dễ dàng tiếp cận các thị trường trong khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, xoài là loại trái cây có mùa vụ quanh năm, chất lượng ổn định nên doanh nghiệp thuận lợi trong việc chủ động các hợp đồng xuất khẩu…”.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cả nước có khoảng 140.000ha xoài, sản lượng 1,5 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu nâng lên 650 triệu USD; có trên 70% cơ sở chế biến bảo quản xuất khẩu đạt trình độ và công nghệ tiên tiến… Cục Bảo vệ thực vật lưu ý, để đảm bảo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thì các địa phương ĐBSCL cần tiếp tục đăng ký vùng trồng xoài, cấp mã số; áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo. Đối với cơ sở đóng gói, xử lý, phải được kiểm tra giám sát định kỳ và có sự chấp nhận của nước nhập khẩu…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, cả nước hiện có khoảng 87.000ha xoài, trong đó vùng ĐBSCL chiếm 48%, đây là yếu tố rất tốt để nâng chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu và lưu hành trong thị trường nội địa. Đối với ĐBSCL, trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mới chiếm 3,8% diện tích, như vậy cần triển khai mạnh hơn các mô hình này trong thời gian tới.

Để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn xoài thì vai trò của các HTX là rất quan trọng. HTX chính là đầu mối để phối hợp, liên kết theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp xuất khẩu. Theo đó, các HTX kiểu mới là mô hình thích hợp nhất để tổ chức lại sản xuất xoài gắn với doanh nghiệp, hình thành nên vùng nguyên liệu lớn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu của nhiều thị trường khác nhau.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, ĐBSCL có hơn 47.000ha xoài các loại, năng suất bình quân đạt từ 11-13 tấn/ha, sản lượng khoảng 567.732 tấn/năm. Trong đó, có 1.789ha xoài được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP phục vụ xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc chiếm gần 84%, sau đó đến Nga, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Australia, Nhật Bản…

Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng xoài trên thế giới đạt khoảng 12,3 tỷ USD, nhưng xuất khẩu xoài của Việt Nam chỉ đạt hơn 180 triệu USD, điều này cho thấy thị trường xoài trên thế giới rất tiềm năng.

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn/nang-chat-de-xoai-viet-den-moi-thi-truong-post42525.html

Bình luận

Chia sẻ kinh nghiệm của chàng trai kiên trì trồng nấm sò 14 năm

Kiên trì với nghề trồng nấm sò, anh Sinh đã có cơ sở trồng nấm bề thế, cho nguồn thu ổn định, tạo việc làm cho bà con, tận dụng được phụ phẩm nghề gỗ.

Quảng Nam: Trồng giống ngô nếp thơm dẻo, cứ 1 sào nông dân đút túi 6 triệu đồng

Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed vừa phối hợp với Hợp tác xã Nông nghiệp và Hội Nông dân xã Đại Thắng (Đại Lộc - Quảng Nam) tổ chức thăm đồng, hội thảo đánh giá hiệu quả mô hình liên kết sản xuất hạt lai F1 giống bắp (ngô) nếp TBM18 vụ đông xuân

Men vi sinh giúp giảm 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật

Lúa sinh trưởng tốt, sạch bệnh, năng suất tăng, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Đây là hiệu quả kép từ việc sử dụng chế phẩm vi sinh Emuniv.

Phát triển nghề nuôi biển theo hướng an toàn và hiệu quả

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, tỉnh đầu tư phát triển mạnh nuôi biển theo hướng an toàn, bền vững và hiệu quả.

Trồng nho công nghệ cao trong nhà màng, thu hoạch quanh năm

Mô hình trồng nho công nghệ cao trong nhà màng giúp cây nho sinh trưởng, phát triển tốt quanh năm, ít chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là mưa.

Canh tác lúa thân thiện với môi trường thích ứng biến đổi khí hậu

Dự án Canh tác lúa thân thiện với môi trường được triển khai tại Kiên Giang trong thời gian 24 tháng, trên địa bàn 2 huyện Hòn Đất và Giồng Riềng.

Điều đáng lo hơn cả việc chậm công nhận giống mới…

Gần đây, vấn đề chậm công nhận giống cây trồng mới đang được các cơ quan quản lý ngành nông nghiệp và các nhà chọn tạo giống quan tâm và trao đổi khá rầm rộ.

Vỏ chôm chôm ủ phân hữu cơ, lợi đôi đường

Việc tận dụng vỏ quả chôm chôm ủ phân hữu cơ đã góp phần đáng kể giảm tác động ô nhiễm môi trường và tận dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này.

Đánh giá bộ giống sắn kháng bệnh khảm lá

Bộ giống sắn này năng suất đạt từ 28 – 36 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 26%.

Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ, xuất khẩu trái cây

Theo Cục Trồng trọt, từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến sản lượng trái cây thu hoạch tại các tỉnh phía nam khoảng 700.000 tấn. Nếu tính đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 thì đạt hơn 1,7 triệu tấn.