Hỗ trợ sản xuất, kết nối tiêu thụ cho nông sản hữu cơ

Thái Nguyên dành nhiều chính sách nhằm kịp thời nắm bắt, hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhất là kết nối, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

Phát huy tiềm năng và lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã huy động các nguồn lực đầu tư để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Tuy nhiên, hiện các HTX nông nghiệp đang sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 1/4.

dscn3203-191244_57.jpg

Những mô hình trồng rau công nghệ cao, theo tiêu chuẩn hữu cơ xuất hiện ngày càng nhiều tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp đổ tiền vào đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ ngày càng nhiều tại Thái Nguyên. Những cánh đồng tại ngoại thành trước đây chỉ trồng lúa, trồng màu hiệu quả thấp, thậm chí bị bỏ hoang thì nay trở thành những vựa trồng rau hữu cơ, rau VietGAP có quy mô lớn. Nhiều HTX, doanh nghiệp không chỉ cung cấp rau, củ quả cho các hệ thống siêu thị lớn và các cửa hàng thực phẩm sạch tại Thái Nguyên, mà còn cung ứng một phần về thị trường Hà Nội.

Điển hình như Công ty TNHH Nông sản Minh Vân, một trong những đơn vị cung ứng thực phẩm rau hữu cơ tại Thái Nguyên. Đơn vị này trồng rau hữu cơ trực tiếp tại xã Đồng Liên, ngoại thành TP Thái Nguyên, có hệ thống nhà màng, tưới tiêu bán tự động và có khu vực ủ phân hữu cơ được đầu tư đồng bộ. Tại đây, có 14 lao động thường xuyên và thời vụ làm việc, 100% không sử dụng phân bón hóa học, thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường.

Chị Nguyễn Thị Xuyến, Giám đốc điều hành Công ty TNHH nông sản Minh Vân cho biết, Công ty ngoài sản xuất trực tiếp rau hữu cơ, còn liên kết với các nhà vườn khác như HTX Xuân Đám, HTX Toàn Thành, HTX ATK, HTX Bình Minh, HTX Thành Nam… có diện tích vùng sản xuất lên đến khoảng 40 ha, trồng các loại rau quả theo mùa để cung cấp cho thị trường TP Thái Nguyên và một số cửa hàng nông sản tại Hà Nội. Năm vừa qua, mặc dù khó khăn do dịch Covid-19, Công ty vẫn đưa vào thị trường được khoảng 200 tấn rau, quả.

dscn3211-191319_217.jpg

Chị Nguyễn Thị Xuyến, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nông sản Minh Vân (áo xanh) thành công với sản xuất rau, củ, quả theo hướng hữu cơ tại Thái Nguyên. Ảnh: Toán Nguyễn.

Việc sản xuất nông sản an toàn, theo hướng hữu cơ được các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên rất chú trọng. Trong đó, Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên thường xuyên cử cán bộ đến từng đơn vị sản xuất để kiểm tra thực tế hoạt động của các HTX, mô hình sản xuất.

Thông qua các hoạt động này, Chi cục nắm bắt được những nhu cầu thiết thực của các đơn vị sản xuất để có sự hỗ trợ phù hợp, kịp thời, tránh lãng phí và tạo điều kiện tối đa để nâng cao chất lượng của sản phẩm.

Ông Dương Sơn Hà, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết: Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, tới đây, Sở sẽ tổ chức sản xuất theo ngành hàng, thông qua phương án sản xuất nông nghiệp hàng năm để có định hướng và phương án hỗ trợ sản xuất, tạo ra sự liên kết sản xuất giữa "3 nhà".

Bên cạnh đó, Sở sẽ đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm qua các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giúp người tiêu dùng tiếp cận được thông tin sản phẩm, các HTX sẽ giảm được các chi phí bán hàng, từ đó giảm giá thành sản phẩm.

dscn3221-191445_829.jpg

Cán bộ của Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên thường xuyên xuống cơ sở nắm tình hình sản xuất nông nghiệp để có hướng hỗ trợ phù hợp cho bà con. Ảnh: Toán Nguyễn.

Sở Công Thương Thái Nguyên cũng sẽ hỗ trợ kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông sản đến vào các trà thu hoạch rộ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối; đưa các sản phẩm đảm bảo về ATTP và đáp ứng yêu cầu về an toàn dịch bệnh tiêu thụ tại các đơn vị, doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, các cửa hàng tự chọn...

Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc hỗ trợ kết nối, tiêu thụ các sản phẩm nông sản (các đơn vị đăng ký mua hàng qua Sàn Giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên).

Hiện trên địa bàn tỉnh đã có một số hệ thống siêu thị có quy mô lớn đang hoạt động như: GO! Thái Nguyên; Aloha; Minh Cầu; Lan Chi... Thực tế cho thấy, các mặt hàng nông sản của tỉnh được bày bán tại đây chủ yếu là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP như chè, gạo, rau, củ, quả..., tuy nhiên số lượng còn khiêm tốn.

Trước những tiêu chí khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng và số lượng cần ổn định khi tiêu thụ qua các kênh siêu thị lớn, điều này vừa là trở ngại lớn, nhưng cũng sẽ thúc đẩy sản xuất phải đạt an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu các nhà vườn phải chú trọng và đầu tư hơn. Qua đó nâng cao từng bước năng lực sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, liên kết chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ của nông dân, các HTX...

 

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.