Hoa Kỳ: Hai mối đe dọa lớn tới ngành chăn nuôi bò bang Nevada
Ngành chăn nuôi gia súc nói chung, chăn nuôi bò nói riêng tại bang Nevada đang đứng trước nhiều thách thức, thậm chí có thể biến mất bởi hai mối đe dọa cực lớn.
Theo số liệu từ beef2live, bang Nevada (Hoa Kỳ) đang có đàn bò khoảng 226.000 con. Ảnh minh họa: The Nevada Independent.
Giám đốc điều hành của Danish Crown, hãng chế biến thịt hàng đầu châu Âu, tin rằng thịt bò “sẽ là một sản phẩm xa xỉ khi chúng ta muốn tự thưởng cho mình” do thịt bò tác động làm biến đổi khí hậu, Bloomberg đưa tin. Nếu vậy, điều này sẽ tác động như thế nào đến lĩnh vực nông nghiệp tập trung vào chăn nuôi gia súc của bang Nevada?
Theo điều tra nông nghiệp gần đây nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, gia súc, bê và cỏ khô cho gia súc chiếm tới hơn 70% trong tổng sản lượng nông nghiệp trị giá 665 triệu USD của Nevada vào năm 2017. Con số này không có gì đáng ngạc nhiên. Chăn nuôi gia súc đã là một phương pháp đáng tin cậy để sản xuất lương thực trên những vùng đất không thể trồng trọt trong hàng nghìn năm, và đất đai của bang Nevada là một trong những vùng đất ít phù hợp nhất cho trồng trọt nông nghiệp trong cả nước Mỹ.
Ở các vùng đất Nevada có nước tưới (ít nhất là có thể tưới trong một thời gian), đất thường quá mặn nên không thể canh tác cây lương thực một cách hiệu quả, vì vậy các loại cỏ làm thức ăn gia súc chịu mặn đã được trồng để thay thế. Ngay cả cỏ linh lăng, phát triển tốt nhất ở loại đất kiềm như đất đai ở Nevada, cũng chỉ chịu mặn ở mức trung bình.
Vì tất cả những lí do này, đất đai của Nevada phù hợp để cung cấp thức ăn cho gia súc hơn nhiều so với cung cấp thức ăn cho con người. Nếu việc nuôi động vật nhai lại không được ưa chuộng vì lý do môi trường, kinh tế hoặc đạo đức, thì người Nevada khó có thể cung cấp bất kì loại thức ăn nào cho thế giới.
Thực tế, tiêu thụ rau, nhất là những loại khó tiêu hóa do có lượng xen-lu-lô cao như cỏ tạo ra khí mê-tan. Do đó, việc mỗi con bò thải ra khoảng 100 kg khí mê-tan một năm khiến chúng trở thành nguồn thải khí nhà kính hàng đầu trong nông nghiệp trên toàn thế giới, với tỉ lệ thải khí nhà kính trên mỗi gam protein nhiều hơn bất kỳ nguồn protein nào khác.
Tin tốt là khí mê-tan, không giống như carbon dioxide, bị oxy hóa nhanh chóng trong khí quyển. Tuy nhiên, có tới hai tin xấu. Đầu tiên, trước khi khí mê-tan bị ôxy hóa, đó là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính gấp hơn 25 lần so với khí cacbonic, ở thể tích tương đương; Thứ hai, khí mê-tan ôxy hóa thành carbon dioxide và hơi nước, hai loại khí nhà kính tồn tại lâu hơn đáng kể.
Đây là một phần lý do tại sao Giám đốc điều hành của hãng chế biến thịt lớn nhất của Liên minh châu Âu lại tỏ ra không lạc quan về tương lai của ngành chăn nuôi bò.
May mắn cho người nuôi gia súc của Nevada là ở Hoa Kỳ hầu như không tồn tại ý chí chính trị về việc giảm đáng kể lượng carbon. Mặc dù đa số người Mỹ được Washington Post và Quỹ Kaiser Family Foundation thăm dò đều tuyên bố biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn hoặc một cuộc khủng hoảng, nhưng họ lại không sẵn sàng chi trả khoản thuế 2 USD hàng tháng trong hóa đơn tiền điện để tìm cách cải thiện vấn đề.
Nói cách khác, hiện tại, đại đa số người Mỹ thích người khác thực hiện các biện pháp chống biến đổi khí hậu, miễn là họ không phải trả tiền và các biện pháp hoàn toàn không ảnh hưởng đến lối sống hoặc thói quen tiêu dùng của họ. Do đó, khó có khả năng Hoa Kỳ sẽ áp dụng hệ thống thương mại khí thải theo kiểu Liên minh châu Âu hoặc bất kỳ loại thuế carbon nào khác, cho dù là đảng chính trị nào nắm quyền.
Tuy nhiên, những người nuôi bò của Nevada có thể vẫn phải đối mặt với tình huống không mấy tốt đẹp: Các sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc từ thực vật đã xuất hiện và chúng có mùi vị rất giống với các thực phẩm hiện nay.
Kenji López-Alt, một đầu bếp gần như luôn tìm tòi khám phá, khi thử nghiệm các sản phẩm thay thế thịt có nguồn gốc thực vật do Beyond Meat and Impossible Foods sản xuất, đã đưa ra kết luận: Nếu được nấu chín đúng cách, các sản phẩm này thực sự ổn và là sản phẩm thay thế thịt hoàn toàn có thể dùng để chế biến nhiều món ăn.
Mặc dù những sản phẩm này sẽ không sớm thay thế bít tết từ thịt bò, chúng vẫn có thể sử dụng được trong nhiều ứng dụng. Nếu có đủ thời gian để điều chỉnh và cải tiến dần, các sản phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật cuối cùng sẽ chiếm lĩnh thị trường thịt bò.
May mắn là khả năng nuôi cấy nhân tạo bất cứ thứ gì giống như bít tết trong phòng thí nghiệm với chi phí chấp nhận được bằng các phương pháp sản xuất hiện tại vẫn chỉ là một giấc mơ xa vời.
Do đó, các chủ trang trại gia súc của Nevada chắc hẳn rất vui mừng vì thế giới vẫn chưa thể chế tạo ra miếng bít tết nhân tạo không khác thịt bò thực sự.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận