Hợp chất gai dầu có thể ngăn chặn virus Covid-19

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân lập được hai hợp chất được tìm thấy trong cây gai dầu có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào lây nhiễm trên người.

screenshot_1642040056-091634_470-144606_615.jpeg

Các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Oregon (Mỹ) đã xác định được một cặp axit cannabinoid liên kết với protein đột biến SARS-CoV-2, ngăn chặn virus lây nhiễm sang người. Nguồn: DM

Theo kết quả nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm ở Đại học bang Oregon (Mỹ), các hợp chất của cây gai dầu có thể ngăn chặn được virus COVID-19 xâm nhập vào tế bào khỏe mạnh. Nghiên cứu mới mẻ này cũng vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Nature Products.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu loan báo: Hai hợp chất thường được tìm thấy trong cây gai dầu - được gọi là axit cannabigerolic (viết tắt là CBGA), và axit cannabidiolic (CBDA) - đã được xác định trong một nỗ lực sàng lọc hóa học là có tiềm năng chống lại coronavirus. Trong nghiên cứu, họ liên kết với các protein gai đột biến được tìm thấy trên virus SARS-CoV-2 và chặn mầm bệnh xâm nhập vào màng ngoài của tế bào người.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành thử nghiệm tác dụng của các hợp chất chống lại các biến thể Alpha và Beta của virus trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu không liên quan đến việc cung cấp các chất bổ sung cho mọi người, hoặc so sánh tỷ lệ lây nhiễm ở những người sử dụng các hợp chất với những người không sử dụng.

CBGA và CBDA là hai hợp chất này cấu thành nên CBG và CBD, được sử dụng hợp pháp và có sẵn trên thị trường. Dầu chiết xuất từ CBG và CBD trong cây gai dầu thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, động kinh và nhiều căn bệnh khác.

Cây gai dầu hiện nổi lên là một nguồn cung cấp chất xơ, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi quan trọng. Ngoài ra các chất chiết xuất của nó thường được trở thành phụ gia trong ngành mỹ phẩm, như kem dưỡng da, thực phẩm chức năng ...

screenshot_1642039983-091757_549-144715_964.jpeg

Các hợp chất axít từ cây gai dầu ngăn các protein gai của virus khiến chúng không thể bám vào enzyme ACE2, vốn xuất hiện dày đặc trên màng ngoài các tế bào phổi và các cơ quan khác bên trong cơ thể con người, qua đó ngăn chặn virus xâm nhập tế bào người. Đồ họa: Bloomberg

Richard van Breemen, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Đổi mới gai dầu Toàn cầu của bang Oregon cho biết: “Những hợp chất này không phải là những hợp chất được kiểm soát như THC, thành phần tác động đến thần kinh có trong cây cần sa mà chúng có thể được sử dụng qua đường uống và có lịch sử sử dụng an toàn lâu dài ở người. Chúng có tiềm năng ngăn ngừa cũng như điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 hay còn gọi là Covid-19”, ông Breemen nói trong một tuyên bố.

Theo các chuyên gia y tế, hiện vẫn cần thêm nhiều các nghiên cứu sâu hơn để đưa các hợp chất mới phát hiện này vào sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, dù nghiên cứu cho thấy CBGA và CBDA có hiệu quả chống lại cả biến thể Alpha và Beta của virus SARS-CoV-2, nhưng nó mới chỉ được thử nghiệm trên tế bào người trong phòng thí nghiệm, mà chưa được thử nghiệm thực tế ở người bệnh cụ thể.

Tuy nhiên, nhà khoa học đánh giá, việc kết hợp tiêm vacxin phòng chống lây nhiễm virus với điều trị bằng hợp chất từ cây gai dầu sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng hơn để ngăn chặn COVID-19. Đặc biệt là khia các loại vacxin hiện có chỉ sử dụng protein đột biến ban đầu của virus làm kháng nguyên, có nghĩa là khi các biến thể xuất hiện với các đột biến mới trong protein gai, chúng có nhiều khả năng né hoặc nhờn vacxin hơn.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy CBDA và CBGA có hiệu quả phòng ngừa hai biến thể Alpha và Beta. Chúng tôi hy vọng các hợp chất này cũng có thể ngăn các biến thể hiện tại và các biến thể khác trong tương lai”, ông Breemen cho hay.

Theo các chuyên gia, cây gai dầu có tên khoa học là Cannabis sativa, cùng họ với cây cần sa, nhưng có nhiều đặc điểm khác biệt. Hạt gai dầu chỉ chứa một lượng rất nhỏ THC, hợp chất kích thích thần kinh có trong cần sa. Hạt gai dầu đặc biệt bổ dưỡng và giàu chất béo không bão hòa, protein và các khoáng chất. Một số tinh chất và hợp chất từ cây gai dầu cũng đã được sử dụng như thành phần của nhiều loại mỹ phẩm, dưỡng da, thực phẩm bổ sung.

 


 

Từ khóa: COVID-19 dầu gai

Bình luận

FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.

Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ

Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.

Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu

Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.

Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người

Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.

Vì sao rừng già quan trọng?

Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.

Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn

Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.

Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn

Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.

Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp

Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.

Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos

Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.

Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón

'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.