Huyện Chợ Gạo: Kinh nghiệm của lão nông nuôi cá tai tượng

Ông Đỗ Hiếu Liêm (hay còn gọi là ông Hai Hiếu Liêm), 75 tuổi, ngụ ấp Phú Khương B, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), là một lão nông có nhiều kinh nghiệm với mô hình "Trên dừa, dưới cá". Ông Liêm có kỹ thuật nuôi cá tai tượng thương phẩm

Trên vườn trồng dừa, dưới ao nuôi cá tai tượng là một mô hình vừa dễ thực hiện, vừa mang lại hiệu kinh tế quả cao. Hiện ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nghề cá xã Phú Kiết.

Với diện tích khoảng 15.000 m2 đất vườn nằm ở khu vực khá lý tưởng cho việc nuôi cá và trồng cây ăn trái, có nước sông ra vào, hiện khu vườn của gia đình ông Hai trồng 200 gốc dừa dứa, 200 gốc dừa Mã Lai đang cho trái và 6 ao thả cá nuôi, có diện tích khoảng 3.000m2.

Ông Hai Hiếu Liêm đang nuôi cá gồm các loại cá như: ca tai tượng, cá sặc rằn và cá hường, nhưng chủ yếu vẫn là cá tai tượng thương phẩm.

nuoi-ca-tai-tuong-1640450395359444518200.jpg

Cho cá ăn mỗi buổi sáng là công việc thường ngày của ông Hai Hiếu Liêm, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Nói về kỹ thuật nuôi cá, nhất là kỹ thuật cá tai tượng, ở vùng này ông Hai đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm thăng trầm qua nhiều năm kiên trì nuôi.

Thêm vào đó là sự say mê đầu tư nghiên cứu, tìm tòi học hỏi từ các tài liệu khuyến nông, đồng thời có dịp được tiếp cận với những kỹ sư, cán bộ ngành nông nghiệp thân quen đang công tác ở tỉnh, do vậy, ông rất am hiểu về đặc điểm và quá trình phát triển của loài cá tai tượng. 

Ông cho biết, cá tai tượng luôn là nguồn thức ăn rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay do cá có thịt thơm, ngon, giá cá thương phẩm hiện trên thị trường khoảng 60.000đồng/kg, thường xuyên xuất hiện trong các nhà hàng, quán ăn và cả bữa cơm gia đình hàng ngày. 

Đặc biệt cá tai tượng là loài cá nước ngọt rất dễ nuôi, sống vùng nước lặng, nhiều thủy sinh, thích hợp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

Cá tai tượng dễ thích nghi với môi trường, sống được cả điều kiện nước tù, thiếu oxy, vùng nước lợ; chịu nóng tốt hơn chịu lạnh, nhiệt độ lý tưởng là từ 22oC đến 30oC. Loài cá tai tượng này thuộc nhóm ăn tạp và thiên về thực vật (rau, bèo các loại...).

Ông Hai chia sẻ, ông đang nuôi cá tai tượng theo quy trình an toàn sinh học nhằm đảm bảo sức khỏe cho cá nuôi, người nuôi, người sử dụng và môi trường. 

Về kỹ thuật nuôi cá tai tượng, trước hết ao nuôi phải dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lắp các lỗ mội, bón vôi bột vệ sinh ao và phơi đáy ao khoảng 10 ngày, liều lượng 10 đến 15 kg/100m2; xung quanh ao có làm lưới chắn cao khoảng 0,5m, chặt bớt các cây xung quanh ao không để che khuất quá 25% diện tích mặt ao.

Ao nuôi cá tai tượng sử dụng nguồn nước không bị ô nhiễm, độ sâu của nước trong ao từ 1 - 2m và thường xuyên thay nước (2 tuần/lần) là tốt nhất.

 Sau cùng, chọn cá tai tượng giống tốt, khỏe và thả với mật độ từ 3 - 10 con/m2 ao nuôi. Cá tai tượng sau khi ương độ 1 tháng chuyển thành cá tai tượng giống và cho ăn thực vật là chính.

Giai đoạn đầu cá tai tượng ăn thực vật nhỏ (bèo cám, lá rau muống...), sau khi cá tai tượng đã lớn cho ăn các loại rau, vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp...

Trong quá trình nuôi cá tai tượng, hạn chế sử dụng hóa chất - thuốc kháng sinh, tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học; định kỳ dùng chế phẩm sinh học hoặc Zeolite xử lý nước và đáy ao, theo liều lượng hướng dẫn ghi trên chế phẩm. 

Cá tai tượng nuôi độ chừng 2 năm sẽ đạt trong lượng trung bình 1,5 kg/con là bắt đầu bán.

Với quy trình nuôi cá tai tượng như vậy, cứ sau 2 năm ông Hai xuất trên 5 tấn cá tai tượng thương phẩm, chưa kể xen cá sặc rằn và cá hường.

Tiền từ bán cá, cộng với bán dừa dứa và dừa Mã Lai (thu nhập bình quân 12 triệu đồng/tháng), mỗi năm gia đình ông Hai Hiếu Liêm có thu nhập từ 800 - 900 triệu đồng.

Nhiều năm qua, từ mô hình "Trên dừa, dưới cá", kinh tế gia đình của lão nông Đỗ Hiếu Liêm ngày càng phát triển, xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi, con cái đều đã trưởng thành. 

Có được cuộc sống ổn định, gia đình ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương, thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật nghề nuôi cá, trồng cây cho bà con xung quanh; mỗi năm ông giúp đỡ các hộ nghèo khoảng 20 triệu đồng.

Vừa qua, ông Hai tự nguyện hiến khoảng 100m2 đất mặt tiền dọc theo lộ để chính quyền địa phương làm trụ sở ấp Phú Khương B, rất thuận tiện cho bà con hội họp...

Nhờ tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư phát triển mô hình "Trên dừa , dưới cá" đã giúp ông đi đến thành công như ngày hôm nay. 

Ông Đỗ Hiếu Liêm là một tấm gương sáng trong phong trào thi đua "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" tại địa phương bằng mô hình thiết thực, đat hiệu quả cao; ông được tỉnh công nhận là "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng III.

 

 

Nguồn: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.