Indonesia lập 'làng nuôi trồng thủy sản' giúp phát triển bền vững nghề cá
Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch xây dựng một mạng lưới cả trăm ngôi làng với các trang trại nuôi trồng thủy sản vào cuối năm nay để phát triển nghề cá bền vững.
Một trang trại nuôi tôm đang được hồi sinh ở tỉnh Aceh trên đảo Sumatra. Ảnh: Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia.
Indonesia là một trong những nước xuất khẩu thủy sản nuôi trồng hàng đầu, nhưng việc nuôi cá ở nước này từ lâu đã phải trả giá bằng việc tàn phá rừng ngập mặn giàu carbon và các hệ sinh thái ven biển quan trọng khác.
Kế hoạch mới của chính phủ nước này được đề ra nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Vào tháng 12, Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia cho biết họ đã thành lập sáu trong số những làng nuôi trồng thủy sản này và sẽ bổ sung thêm 130 làng nữa vào cuối năm 2022. Các làng này sẽ nuôi trồng các mặt hàng thủy sản có giá trị cao, bao gồm tôm, tôm hùm, cua và rong biển.
TB Haeru Rahayu, Cục trưởng Cục Hàng hải và Thủy sản (Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia), cho biết tại một sự kiện trực tuyến: “Việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu”. Ông Rahayu nói thêm chương trình này sẽ tăng cường an ninh lương thực của đất nước và tạo ra nhiều việc làm mới.
Khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, vào năm 2019, Tổng thống Joko Widodo đã yêu cầu Bộ Hàng hải và Thủy sản nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản của đất nước. Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng 527% trong giai đoạn 1990-2018, trong đó Indonesia nằm trong số các nước nuôi trồng thủy sản hàng đầu trên toàn thế giới.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của nước này trong quý 3 năm 2021 là 12,25 triệu tấn tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành nuôi trồng thủy sản của Indonesia đóng góp tương đương 1,94 triệu USD doanh thu nhà nước ngoài thuế cho năm tính đến tháng 11/2021, cao hơn nhiều so với con số mục tiêu là 1,39 triệu USD, theo Bộ Hàng hải và Thủy sản.
Trong khi Indonesia là nước xuất khẩu tôm nước biển đông lạnh hàng đầu thế giới, thì nước này lại thua các nước láng giềng về xuất khẩu tôm nước ngọt và tôm tươi, ướp muối hoặc hun khói. Một số loài xuất khẩu hàng đầu của Indonesia bao gồm tôm sú châu Á (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).
Các chuyên gia đã hoan nghênh việc chính phủ thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản, nhưng nói rằng chương trình này phải đảm bảo quy hoạch môi trường bền vững, đặc biệt là về giải phóng mặt bằng và quản lý chất thải cho các trang trại.
Ông Abdul Halim, Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Hàng hải cho Nhân loại (Center for Maritime Studies for Humanity), cho biết việc phát triển các trang trại nuôi trồng thủy sản ở Indonesia thường đòi hỏi phải phát quang rừng ngập mặn giàu carbon để xây dựng các ao nuôi tôm và cá.
Trong ba thập kỷ qua, Indonesia đã mất gần một nửa diện tích rừng ngập mặn, theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Center for International Forestry Research - CIFOR). Năm 2021, Tổng thống Widodo đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là trồng lại rừng ngập mặn trên 600.000 héc-ta (1,5 triệu mẫu Anh) bờ biển bị suy thoái vào năm 2024.
Ông Abdul cho biết chính phủ cũng phải có khả năng giải quyết các vấn đề quản lý chất thải lâu nay liên quan đến các trang trại nuôi trồng thủy sản, thường là bơm chất thải ra biển hoặc hồ. Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia vào năm 2019 đã công bố rằng 15 hồ trong tình trạng “nghiêm trọng” do suy thoái môi trường, phần lớn là do các hoạt động của con người, chẳng hạn như ô nhiễm, khai thác gỗ và các hoạt động đánh bắt hủy diệt. Cá chết hàng loạt định kỳ là hiện tượng thường được báo cáo ở một số hồ .
Abdi Suhufan, điều phối viên quốc gia của Tổ chức Giám sát đánh cá phá hoại (Destructive Fishing Watch - DFW) Indonesia, cho biết chính phủ phải giải quyết những thách thức cơ bản mà ngành nuôi trồng thủy sản của đất nước phải đối mặt, chẳng hạn như có bản đồ chi tiết về các trang trại, tình trạng đất đai được xác định rõ ràng và quản lý nguồn nước hợp lý .
Phục hồi ngành tôm đã là nhiệm vụ lâu dài của chính phủ Indonesia trong nhiều năm, với trọng tâm là tránh nạn phá rừng ngập mặn. Tuy nhiên, có rất ít hoặc không có tiến bộ nào trên mặt trận này, ông Abdi nói.
Ông nói: “Cần phải có một sự thay đổi mang tính cải cách trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nếu nó muốn đạt được các mục tiêu về năng suất".
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận