Khấm khá nhờ cây dược liệu
Cây dược liệu đang giúp bà con dân tộc thiểu số có thu nhập ổn định, từng bước thay đổi cuộc sống. Đây cũng là cây chủ lực phát triển nông nghiệp ở Lào Cai.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (giữa) khảo sát việc trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: H.Đ.
Thoát nghèo làm giàu
Gia đình ông Hoàng Sẹo Hảng, ở thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà, Lào Cai) đã thoát nghèo được 2 năm nay. Gia đình ông trước đây chỉ trồng cây lúa, cây ngô nên cuộc sống chỉ đủ ăn, không dư giả để mua sắm vật dụng gia đình.
Sau đó, được xã vận động, gia đình ông chuyển sang trồng cây dược liệu cát cánh, khoảng 0,8ha. Chỉ với diện tích như vậy, gia đình ông có thu nhập gần 150 triệu đồng, hơn hẳn trồng ngô, lúa.
Ông Hảng cho biết, trồng cây dược liệu không phải chăm bón nhiều mà mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cuối vụ, sau thu hoạch gia đình có thu nhập ngay.
Gia đình ông Giàng Seo Sử ở thôn Lả Dì Thàng là một trong những hộ dân đầu tiên tự trồng cây cát cánh mà không cần sự hỗ trợ về giống, phân bón theo chính sách hỗ trợ phát triển cây dược liệu của huyện. Ông Sử mạnh dạn chuyển đổi từ diện tích trồng mầu kém hiệu quả sang trồng cây cát cánh giúp gia đình ông xây được căn nhà khang trang, thoát khỏi diện hộ nghèo.
Ông Tráng Ba Biện trước đây là Chủ tịch UBND xã Tả Van Chư cũng là người khởi xướng việc trồng dược liệu ở xã này. Ông là người đi đầu trong việc trồng cây dược liệu, thấy hiệu quả nên bà con đã tự trồng theo.
Gia đình ông Giàng Seo Hồ từng thuộc diện hộ nghèo, nay từ trồng cây cát cánh, năm ngoái cũng cho thu nhập tới gần 200 triệu đồng và là một trong những hộ có thu nhập cao nhất nhì xã.
Ông Trần Văn Sơn, cán bộ khuyến nông viên xã Tả Van Chư cho biết, theo kế hoạch của huyện Bắc Hà, xã Tả Van Chư đăng ký trồng 15ha dược liệu nhưng đến nay đã trồng tới 13ha do đó số còn lại theo kế hoạch là rất ít. Một số bà con có kinh nghiệm đã tự nhân giống nên chỉ mua phân và nilon để rải, không cần sự hỗ trợ của huyện nữa.
"Cây cát cánh chăm sóc khá đơn giản, không mất nhiều công sức. Trước khi gieo hạt, bà con cần bón lót phân chuồng, sau đó khi cây mọc thì bón thúc. Thời gian đầu, bà con mất công làm cỏ đến khi cây tạo tán cộng với việc rải màng phủ nilon thì lúc này cỏ gần không mọc được...", ông Sơn nói.
Liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ
Bà Nguyễn Thị Huê, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết, trung tâm phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã trong vùng dự án, các HTX và các hộ nông dân tổ chức thực hiện, thu mua cây dược liệu tươi. Đặc biệt, phối hợp với các công ty thực hiện tốt khâu sơ chế các phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã sản phẩm đặt hàng của từng công ty.
Chủ động nguồn giống tại chỗ đảm bảo thực hiện đúng khung thời vụ. Có đủ lượng giống đạt tiêu chuẩn để cung cấp cho vùng dự án nhằm đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm so với việc mua giống từ nơi khác.
Ngoài ra, Trung tâm thường xuyên chỉ đạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, khuyến nông viên xã và cộng tác viên khuyến nông thôn bản bám sát đồng ruộng, theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật cho các hộ dân như: Trồng dặm bổ sung, chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại theo đúng quy trình kỹ thuật, đúng thời kỳ. Tổ chức thu hoạch các cây dược liệu đúng thời vụ nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng, tỷ lệ hoạt chất… để đem lại hiệu quả cao nhất cho người trồng.
Trung tâm cũng thường xuyên liên hệ với các công ty dược trong và ngoài tỉnh để tham quan học tập và đặt mối quan hệ hợp tác sản xuất lâu dài giúp bà con nông dân yên tâm sản xuất. Mặt khác cũng là để có kế hoạch quy hoạch và phân bổ kế hoạch sản xuất hằng năm cho các xã tổ chức thực hiện đảm bảo sát và đáp ứng đúng nhu cầu đặt hàng của các công ty.
Do ảnh hưởng của Dịch Covid-19 nên việc đi lại, giao thương giữa các vùng miền và công ty, doanh nghiệp, người dân có nhiều hạn chế do đó việc xuất bán sản phẩm các cây dược liệu như củ đương quy khô, cao loãng bị chững lại.
Thung lũng trồng cây cát cánh tại Bắc Hà (Lào Cai). Ảnh: H.Đ.
Dược liệu thành cây chủ lực
Theo Sở NN-PTNT Lào Cai, tổng diện tích cây dược liệu của Lào Cai năm 2020 đạt trên 3.700ha (cây dược liệu hằng năm là trên 1.100ha, cây dược liệu lâu năm là trên 2.660ha), tăng 2,5 lần so với năm 2016. Thu nhập bình quân từ cây dược liệu đạt từ 120-150 triệu đồng/ha, tăng 25% so với năm 2016. Trong đó, đặc biệt cây tam thất giá trị đạt trên 600 triệu đồng/ha.
Đến nay, Lào Cai đã có trên 110 ha với 5 cây dược liệu được Bộ Y tế đánh giá công nhận đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP-WHO “thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc”; có 8 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Nhiều sản phẩm thảo dược đặc trưng của Lào Cai được khách du lịch yêu mến và đánh giá cao như: Cao Atiso Sa Pa, chè dây, Giảo Cổ Lam, Tam Thất, thuốc tắm người Dao đỏ... Qua đó, các sản phẩm từ dược liệu của Lào Cai đã dần xây dựng được thương hiệu đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2021-2025, Lào Cai đặt mục tiêu ổn định và phát triển vùng trồng cây dược liệu đạt quy mô trên 3.000 ha, 30% lượng hạt giống, cây giống dược liệu do người dân tự sản xuất.
100% diện tích cây dược liệu làm thuốc sản xuất đảm bảo nguyên tắc, tiêu chuẩn "thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu và các nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên GACP" 100% vùng trồng cây dược liệu hàng năm được được tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị, được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặt hàng theo hợp đồng liên kết gắn với phát triển thương hiệu và quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai chú trọng phát triển sản xuất dược liệu gắn với hoạt động du lịch sinh thái, phát huy các thế mạnh của địa phương, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Xây dựng thương hiệu và cấp mã cho các vùng trồng cây dược liệu gắn với thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm, tạo ra sản phẩm làm quà cho du khách mang nét đặc trưng riêng của Lào Cai.
Đồng thời, địa phương tiếp tục xây dựng mới các mô hình theo hướng bảo tồn và phát triển cây dược liệu bền vững. Chuyển giao công nghệ, khuyến nông đào tạo tập huấn cho nông dân về sản xuất dược liệu an toàn, chất lượng để đáp ứng yêu cầu thu mua của doanh nghiệp.
Được biết, trong quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, xác định Lào Cai là một trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam.
Thực tế, tiềm năng và cơ hội phát triển dược liệu của Lào Cai là rất lớn. Nguồn dược liệu của cộng đồng các dân tộc Lào Cai đang ngày càng được mở rộng không chỉ cho thấy vai trò quan trọng của loại cây trồng này trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp mà nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm dược liệu của Lào Cai cũng rất lớn.
Năm 2030, Lào Cai đặt mục tiêu đưa cây dược liệu trở thành cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) và được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.
Huyện Bắc Hà ký biên bản ghi nhớ với các công ty dược Bên cạnh đó, huyện Bắc Hà cũng chủ động giữ mỗi quan hệ và liên kết chặt chẽ với Viện Dược liệu, Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Công ty TNHH MTV Traphaco Sa Pa, Công ty Nam Dược, Công ty Nam Hà, Công ty CP dược OPC Bắc Giang, Công ty CP dược liệu Việt Nam, Công ty Api, Công ty CP ViệtRAP đầu tư thương mại, Công ty đầu tư công nghệ mới Hải Thịnh, Công ty dược ANVY... về phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Hải Đăng |
Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm
Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.
Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát
Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.
Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn
Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...
Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp
Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.
Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu
Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...
Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày
Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày
Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng
Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.
Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn
Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.
Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao
Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại
Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao
Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.
Bình luận