Khấm khá nhờ nuôi dê VietGAP

Nuôi dê tiêu chuẩn VietGAP đang mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân thuộc các xã miền núi tỉnh Hòa Bình.

z2548636851557_c02cc5cf4d0920888e979d52fea53bad-193251_220.jpg

Anh Nguyễn Mạnh Linh (bên phải), Giám đốc HTX Nông nghiệp Hòa Bình, người tiên phong nuôi dê theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã Thanh Sơn, Lương Sơn (Hòa Bình). Ảnh: Trung Quân.

Thanh Sơn là xã miền núi thuộc vùng CT229 huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Cư dân chủ yếu là dân tộc Mường (89,7%). Với điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen lẫn đồng bằng, đất đai màu mỡ, khí hậu trong lành nên cây cối quanh năm xanh tốt. Đây là nguồn thức ăn dồi dào cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là đàn dê.

Tuy nhiên, trước đây đa phần các hộ dân đều chăn thả du mục, số lượng nhỏ lẻ, lượng bán ra thị trường không đáng kể. Việc chăm sóc đàn dê chỉ dựa theo kinh nghiệm nên tình trạng dê còi cọc, kém phát triển, ốm chết thường xuyên xảy ra.

Với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, anh Nguyễn Mạnh Linh, thôn Yên Lịch, xã Thanh Sơn là người tiên phong trong việc thay đổi hình thức chăn nuôi truyền thống bằng việc áp dụng quy trình nuôi dê theo tiêu chuẩn VietGAP, bước đầu đã cho những tín hiệu rất khả quan.

Năm 2017, anh Linh thành lập HTX Nông nghiệp Hòa Bình với 6 thành viên. Tất cả thành viên của HTX đều là những gia đình có truyền thống nuôi dê tại địa phương.

“Địa phương có diện tích chăn thả rộng, gần những thị trường tiêu thụ lớn như Hà Nội. Trong khi người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc nuôi dê, đấy là những điều kiện thuận lợi mà mình không tận dụng để mở rộng đàn dê, tạo sinh kế lâu dài cho người dân thì đáng tiếc lắm”, anh Linh chia sẻ.

kham-kha-nho-nuoi-de-theo-tieu-chuan-vietgap-194030_20210612_490.jpg

Đàn dê của HTX được chăn thả tự nhiên, thức ăn chủ yếu là lá cây và cỏ mọc trong các cánh rừng, nên thịt dê săn chắc, thơm ngon. Ảnh: Trung Quân.

Về phương pháp chăm sóc đàn dê, theo anh Linh, trong quá trình nuôi không sử dụng cám công nghiệp, thức ăn của dê chủ yếu là lá cây tự nhiên mọc trên rừng. Dê là con vật dễ nuôi, dễ chăm sóc song để đạt được hiệu quả kinh tế, người nuôi phải biết áp dụng kỹ thuật từ khâu làm chuồng cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. 

Đặc biệt, để đảm bảo cho đàn dê sinh trưởng và phát triển tốt, công tác phòng, chống bệnh cho dê đóng vai trò then chốt. Dê thường mắc các loại bệnh chính như: Bệnh đậu, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, hoại tử đường ruột…. Vì vậy, chuồng trại phải thường xuyên được vệ sinh hàng ngày. Định kỳ 15 ngày phun khử trùng, 6 tháng một lần tiến hành tiêm phòng cho đàn dê...

Tháng 7/2019, sản phẩm dê núi của HTX Nông nghiệp Hòa Bình là sản phẩm dê thịt đầu tiên của tỉnh được cấp chứng nhận VietGAP. Năm 2020, sản phẩn thịt dê đóng túi của HTX được UBND tỉnh Hòa Bình cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đến năm 2021, số lượng thành viên HTX đã tăng lên 11 xã viên.

HTX đã xây dựng được khu chăn thả dê rộng tới 120ha, diện tích khu chuồng nuôi khoảng 1ha (gồm tất cả các thành viên). Tổng lượng đàn trên 1.000 con. Doanh thu trung bình của HTX là 3,5 tỷ/năm. Thu nhập bình quân các thành viên HTX là 100 triệu/người/năm.

Do chưa đầu tư lò mổ nên HTX Nông nghiệp Hòa Bình đã ký kết hợp tác với một lò mổ tại TP. Hòa Bình để đảm bảo đúng quy trình giết mổ, đúng tiêu chuẩn vệ sinh ATTP. Hiện, có nhiều chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Eco Food, HG Hifood, các cửa hangfm nhà hàng tại Hà Nội, Hòa Bình… nhập hàng thường xuyên từ HTX.

kham-kha-nho-nuoi-de-theo-tieu-chuan-vietgap-194102_20210612_553.jpg

Năm 2020, sản phẩn thịt dê đóng túi của HTX được UBND tỉnh Hòa Bình cấp chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Trung Quân.

Trung bình mỗi ngày HTX cung cấp cho thị trường 1 tạ thịt dê hơi với giá bán 180.000 đồng/kg. Đối với thịt dê được đóng gói hút chân không, cấp đông lạnh giao động từ 550.000 - 600.000 đồng/kg. Không những vậy, phân dê sau khi được thu gom các hộ nuôi sẽ tiến hành phơi khô và sử dụng men vi sinh ngâm ủ, sau đó bán lại cho các hộ trồng cây ăn quả trên địa bàn với giá 10.000đ/kg. Tận dụng nguồn phân, vừa giúp người chăn nuôi có thêm phần thu nhập vừa đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.

Bà Đinh Thị Khoa, thành viên HTX cho biết: Gia đình bà nuôi dê đến nay gần 10 năm, trước đây chỉ nuôi từ 3 đến 5 con. Nhưng từ khi HTX được hình thành, đầu ra tiêu thụ ổn định, bà đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư mua thêm con giống nâng tổng đàn nuôi lên 40 con.

“Ban đầu khi nuôi dê theo tiêu chuẩn VietGAP cũng bỡ ngỡ, nhưng lâu dần thấy việc chăn nuôi có quy trình, kỹ thuật bài bản giúp đàn dê ít bệnh, sinh trưởng phát triển tốt. Thời gian tới nếu tình hình tiêu thụ tiếp tục ổn định, tôi sẽ vào thêm đàn để có lượng thịt cung cấp liên tục”, bà Khoa bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: Với điều kiện tự nhiên đặc thù, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập chính chủ yếu từ sản xuât nông nghiệp. Vì vậy, việc phát triển đàn dê với quy mô ngày một lớn hơn, chăn nuôi dê khoa học, tuân thủ các quy định về ATTP góp phần thay đổi nhận thức, tập quán chăn nuôi của người dân. Đồng thời, đây cũng là hướng đi thoát nghèo giúp người dân tạo việc làm và thu nhập ổn định, từng bước nâng cao đời sống.

Bình luận

Trồng cà tím Nhật Bản công nghệ cao, lãi nửa tỉ đồng/ha/năm

Mô hình trồng cà tím áp dụng công nghệ cao để xuất khẩu sang Nhật Bản trung bình năng suất khoảng 110 - 120 tấn/ha/năm, cho thu nhập 485 - 540 triệu đồng/ha/năm.

Dừa xiêm, xoài cát làm giàu cho người dân xứ cát

Từ một vùng đất cát bạc màu, hiệu quả thấp, cây dừa xiêm và xoài cát đang dần phủ xanh đất Phù Cát (Bình Định), làm giàu cho nông dân.

Sưu tầm, nhân nuôi giống gà đen bản địa quý của Bắc Kạn

Anh Tú đến từng bản xa xôi ở huyện Chợ Đồn để tìm và chọn lọc những cá thể gà đen có đặc điểm, kiểu hình tốt nhất đem về chăm sóc và nhân giống...

Nam Định: Thành công từ mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

Nhờ kiên trì, chịu khó học hỏi, không chịu lùi bước trước khó khăn, nông dân Trần Thanh Năm, xóm 11, xã Xuân Vinh (Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã thành công với mô hình nuôi cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp.

Nuôi trồng đặc sản, nông dân dễ giàu

Các mô hình nuôi trồng cây, con đặc sản cho thấy, nông sản dễ dàng tìm đầu ra, nông dân dễ làm giàu và luôn có thu nhập ổn định ở mức cao...

Sở hữu giống tre lạ cho măng bốn mùa, lão nông kiếm tiền triệu mỗi ngày

Giống tre ông Cua trồng rất lạ, cho măng quanh năm, kể cả tháng hạn. Tận dụng điểm ưu việt này, ông canh tác măng mùa nghịch, bán được 35.000-40.000 đồng/kg, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Khánh Hòa: Từ tay trắng, thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng

Nhiều nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) từ tay trắng đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ mạnh dạn sử dụng nguồn vốn của Agribank.

Trên nuôi ếch, dưới nuôi cá rô đồng, cá trê, anh nông dân Hải Dương lãi lớn

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hài Dương) đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản.

Nông dân Hậu Giang nuôi rắn ri voi trong nhà lầu cho thu nhập cao

Rắn ri voi thường được bà con huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nơi đây nuôi trong vèo, ao, mương, xô chậu hay bể xi măng. Tuy nhiên gần đây có một hộ dân đã đem loài vật này nuôi trong lồng kính đặt trên tầng 3 ngôi nhà đang ở và mô hình này đã mang lại

Trà Vinh: Nuôi cá bông lau là cá đặc sản có giá trị kinh tế cao

Đó là mô hình nuôi cá bông lau của ông Lâm Văn Binh ở ấp Giồng Bàng, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cá bông lau là một trong những loài cá đặc sản ham bơi lội ở các sông lớn ở ĐBSCL.