Khởi nghiệp canh tác thẳng đứng đầu tiên được định giá 1 tỷ USD

Infarm, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan) chuyên canh tác thẳng đứng các loại thực phẩm trong nhà trên các giá đỡ, đã được định giá hơn 1 tỷ USD.

z3_9426-111120_654.jpg

Erez Galonska, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Infarm bên mô hình canh tác rau xanh thẳng đứng trong nhà. Ảnh: Getty

Theo đó, Infarm là công ty khởi nghiệp nông nghiệp thẳng đứng đầu tiên ở châu Âu vượt qua cột mốc 1 tỷ USD “kỳ lân”- unicorn (*).

Erez Galonska, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Infarm, cho biết trong một tuyên bố rằng hệ thống thực phẩm hiện tại đã chính thức bị phá vỡ. “Mô hình canh tác thẳng đứng theo chiều dọc như hệ thống của Infarm cung cấp một giải pháp bền vững để nuôi sống dân số ngày càng tăng theo cách tốt hơn nhiều cho hành tinh, đồng thời có khả năng phục hồi và linh hoạt hơn rất nhiều khi đối mặt với sự không chắc chắn của biến đổi khí hậu và gián đoạn chuỗi cung ứng”, ông Galonska nói.

Theo vị CEO này, Infarm đang thực hiện sứ mệnh xây dựng một mạng lưới canh tác toàn cầu bao gồm các trang trại thẳng đứng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và ngày một gần gũi hơn với người tiêu dùng.

Hiện tại, công ty đang trồng 75 loại rau thơm, salad và nhiều loại rau xanh khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng của công ty là muốn cung cấp tất cả các giỏ rau quả cho người nội trợ và bán loại thực phẩm cao cấp này với giá cả phải chăng cho mọi người.

Dự kiến trong năm tới, Infarm đang lên kế hoạch mở rộng danh mục đầu tư của mình với 40 loại cây trồng mới bao gồm nấm, cà chua bi, đậu Hà Lan và dâu tây.

Mặc dù mô hình canh tác thẳng đứng có nhiều lợi thế, nhưng những người chỉ trích loại hình trồng trọt này nói rằng nó khá chật vật để thu lợi nhuận; sử dụng quá nhiều năng lượng và có thể tốn kém chi phí vận hành. Ngoài ra nó cũng có thể phát sinh một vấn đề mới là ô nhiễm ánh sáng cũng như các dạng ô nhiễm khác.

Hiện các trang trại thẳng đứng của Infarm được đặt trong các “trung tâm trồng trọt”, có khoảng 110.000 foot vuông (tương đương 10.219,33m²) không gian trồng trọt.

Ngoài ra công ty cũng đang phát triển mở rộng thêm các đơn vị canh tác thẳng đứng nhỏ hơn tại nhiều khu vực không gian khác nhau như hệ thống các cửa hàng tạp hóa. Hiện Infarm đang vận hành hơn 17 trung tâm trồng trọt và hơn 1.400 trang trại để cung cấp sản phẩm cho 30 nhà bán lẻ trên toàn thế giới.


Công ty này tuyên bố rằng, họ có thể biến một không gian có kích thước bằng phòng khách thành một trang trại thẳng đứng ở đô thị và đủ khả năng sản xuất hơn 500.000 cây rau mỗi năm, tương đương với một sân bóng đá.

Không giống như canh tác thông thường, các trang trại thẳng đứng của Infarm không sử dụng thuốc trừ sâu. Họ cũng tái chế nước và tuần hoàn chất dinh dưỡng và thậm chí tận dụng cả nguồn nước bốc hơi của cây. Kết quả là họ sử dụng ít tài nguyên đất hơn 95% và tiêu thụ lượng nước ít hơn 95% so với mô hình nông nghiệp dựa vào đất.

if-111019_550.jpg

Infarm đang kỳ vọng sẽ mở rộng diện tích mạng lưới của mình lên gần 465.000 m2 trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á vào năm 2025. Ảnh: Getty

Infarm tuyên bố: “Tất cả đều ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao. Các trang trại trong nhà được trang bị rất nhiều cảm biến được sử dụng để thu thập một lượng lớn dữ liệu về mọi thứ, từ nhiệt độ và độ ẩm đến mức độ dinh dưỡng của đất và tốc độ phát triển của cây trồng”.

Infarm cho biết, họ sẽ sử dụng số tiền vừa huy động trong vòng gọi vốn đầu tư mới nhất là 200 triệu USD để mở rộng việc triển khai các trang trại thẳng đứng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và châu Âu, đồng thời thâm nhập vào các thị trường mới ở châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông.

Các nhà đầu tư vừa bắt tay với Infarm bao gồm Partners in Equity, Hanaco, Atomico, Lightrock, Bonnier và Qatar Investment Authority, cam kết sẽ hỗ trợ công ty mở rộng sang các nước ở khu vực Trung Đông.

Infarm cũng đang có kế hoạch mở một trung tâm trồng trọt ở Qatar, nơi phải nhập khẩu phần lớn lương thực do tác động của biến đổi khí hậu.

Mô hình trồng trọt của công ty Infarm hiện có mặt tại 10 quốc gia và 30 thành phố trên toàn thế giới. Hệ thống của Infarm được thiết kế để có thể mở rộng vô hạn, theo đó người trồng có thể mở rộng thêm bao nhiêu modul cũng được, miễn là có không gian cho phép.

(*) Thuật ngữ  kỳ lân – unicorn xuất hiện lần đầu tiên trong một bài viết trên chuyên trang công nghệ TechCrunch vào năm 2013. Trong bài viết đó, tác giả  Aileen Lee, là một nhà đầu tư đã tìm kiếm và đưa ra danh sách những công ty khởi nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ có tốc độ tăng trưởng cao trong khoảng thời gian ngắn. 

 

Bình luận

Vải thiều không hạt ở Trung Quốc

Các chuyên gia về vải và nhãn tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Nhiệt đới Trung Quốc cho biết, họ đã giải được bài toán hóc búa: tạo ra trái vải thiều không hạt.

Biến váng đậu phụ bỏ đi thành rượu đắt tiền

Các nhà khoa học Singapore đã ủ váng đậu nành trong quá trình sản xuất đậu phụ bị bỏ đi thành rượu đắt tiền. Hiện một chai 500 ml được bán với giá 26 euro.

Lúa lai lại đạt năng suất kỷ lục ở Tam Á

Cơ sở sản xuất thực nghiệm lúa lai ở Tam Á, Trung Quốc đã cho năng suất 910 kg/ mu (0,067 ha), theo ước tính của các chuyên gia ngay tại ruộng hôm 6/5.

Đến lượt lúa gạo được tăng cường dinh dưỡng

Sau thành công đối với ngô có 90% hàm lượng protein là sữa tách béo và đậu, các nhà khoa học đang thúc đẩy việc sản xuất lúa gạo giàu dưỡng chất sinh học.

Chuyển đổi số làm thay đổi nông nghiệp Nhật Bản

Tại Nhật Bản, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi lại quá dốc để tiến hành canh tác.

Một tương lai không có phân bón tổng hợp?

Áp lực từ chi phí sản xuất tăng mạnh, tính khả dụng, và các vấn đề môi trường đang tiếp tục đẩy phân bón tổng hợp vào một tương lai phức tạp. Nhưng…

Phát minh ra siêu cây biến đổi gen chống biến đổi khí hậu

Khởi nghiệp công nghệ sinh học ở Mỹ đã nghiên cứu thành công một loại cây chống biến đổi khí hậu, có thể hấp thụ lượng carbon nhiều hơn 50% so với cây bình thường.

Trang trại nuôi cá tầm lấy trứng đầu tiên ở xứ nóng

Sản phẩm trứng cá tầm thu được từ trang trại ở Hua Hin được đưa về tiêu thụ tại nhà hàng sang trọng ở thủ đô Bangkok, mỗi hộp có giá lên tới gần 1.000USD.

Chỉnh sửa gen giúp tăng đáng kể năng suất ngô, lúa

Những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen có khả năng làm tăng năng suất đáng kể vừa được xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học ở Trung Quốc.

Vô tiền khoáng hậu: Thịt làm từ không khí

San Mateo, công ty khởi nghiệp có trụ sở ở California (Mỹ) tạo ra một loại 'thịt' làm từ không khí, trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.