Kim Jong-un: Covid-19 và bão khiến tình hình lương thực Triều Tiên trở nên 'căng thẳng'
Một tổ chức tư vấn của Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực khoảng 1,35 triệu tấn trong năm nay.
Ông Kim Jong-un phát biểu trong cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hôm 15/6.. Ảnh: KCNA/Reuters.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết nền kinh tế của đất nước được cải thiện trong năm nay nhưng kêu gọi các biện pháp để giải quyết tình hình lương thực “căng thẳng” do đại dịch virus Corona và các cơn bão năm ngoái gây ra, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết hôm 16/6.
Cụ thể, Chủ tịch Kim Jong-un chủ trì một cuộc họp toàn thể của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên vào ngày 15/6 để xem xét tiến độ về các chính sách lớn và các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, theo KCNA.
Ủy ban đã đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ để đạt được kế hoạch kinh tế 5 năm mới được vạch ra tại phiên họp trước đó vào tháng 2, bao gồm tăng sản lượng lương thực và kim loại.
Chủ tịch Kim Jong-un cho biết nền kinh tế tổng thể đã được cải thiện trong nửa đầu năm nay, với tổng sản lượng công nghiệp tăng 25% so với một năm trước, KCNA tuyên bố.
Nhưng có "một loạt sai lệch" trong nỗ lực thực hiện các kế hoạch của đảng do một số trở ngại, Chủ tịch Kim Jong-un nói, khiến nguồn cung cấp thực phẩm trở nên eo hẹp.
“Tình hình lương thực của người dân hiện đang trở nên căng thẳng do ngành nông nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch sản xuất ngũ cốc do thiệt hại bởi cơn bão năm ngoái”, ông Kim nói.
Đảng Lao động Triều Tiên tuyên bố sẽ hướng mọi nỗ lực vào việc canh tác trong năm nay và thảo luận về cách đối phó với đại dịch Covid-19, KCNA cho biết.
Chủ tịch Kim Jong-un kêu gọi các bước để giảm thiểu tác động của thiên tai là bài học từ năm ngoái và là chìa khóa để đạt được mục tiêu của năm nay.
Vào tháng 1/2021, ông Kim cho biết kế hoạch kinh tế 5 năm trước đó của ông đã thất bại trong hầu hết các lĩnh vực, trong bối cảnh tình trạng thiếu điện triền miên và tình trạng thiếu lương thực ngày càng trầm trọng hơn do các lệnh trừng phạt, đại dịch và lũ lụt.
Một tổ chức tư vấn của Hàn Quốc cho biết Bình Nhưỡng có thể đối mặt với tình trạng thiếu lương thực khoảng 1,35 triệu tấn trong năm nay.
Theo Viện Phát triển Hàn Quốc, Triều Tiên được cho là đã sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn ngũ cốc năm 2020, giảm 240.000 tấn so với một năm trước đó.
KCNA cho biết Chủ tịch Kim Jong-un cũng “đặt ra các nhiệm vụ cho Triều Tiên để duy trì trạng thái chống dịch hoàn hảo trong điều kiện hiện tại”.
Cuộc họp sẽ tiếp tục nhưng không đề cập kéo dài đến khi nào, KCNA đưa tin.
Triều Tiên chưa chính thức xác nhận bất kỳ trường hợp lây nhiễm Covid-19 nào, một tuyên bố bị các quan chức Seoul đặt nghi vấn. Nhưng đất nước ẩn dật đã áp đặt các biện pháp chống virus nghiêm ngặt bao gồm đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại trong nước.
Covax, một sáng kiến toàn cầu để chia sẻ vacxin Covid-19 với các nước nghèo, cho biết họ sẽ cung cấp gần 2 triệu liều cho Triều Tiên nhưng lô hàng bị trì hoãn trong bối cảnh các cuộc tham vấn kéo dài.
FAO: Giá lương thực, thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ngày 6/5 thông báo giá lương thực thực phẩm thế giới giảm trong tháng 4/2022 sau khi tăng vọt trong tháng trước đó, dẫn đến giá dầu thực vật và ngũ cốc giảm.
Cần sa đang là cây trồng lợi nhuận thứ 5 ở Mỹ
Với mục đích phục vụ tiêu khiển hiện đã hợp pháp ở 18 bang, cần sa đang là một loại cây hái ra tiền của nông dân và có lợi nhuận chắc chắn tại Mỹ.
Thiếu thức ăn chăn nuôi, Thái Lan hủy lệnh kiểm soát nhập khẩu
Bộ Thương mại Thái Lan vừa đề xuất chính phủ hàng loạt các giải pháp mới nhằm tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong thời gian 3 tháng.
Xuất hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H3N8 đầu tiên trên người
Ủy ban Y tế Trung Quốc xác nhận, lần đầu tiên chủng virus cúm gia cầm H3N8 đã được phát hiện ở người, tại tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này.
Vì sao rừng già quan trọng?
Rừng già vừa là điểm nóng sinh thái, vừa cung cấp nước sạch cho con người và là nguồn hút carbon chính giúp chống biến đổi khí hậu.
Giá lương thực tăng vọt có thể để lại hậu quả rất lớn
Một khi không ai có thể biết được cuộc xung đột Nga- Ukraine còn kéo dài bao lâu, các tác động của nó đến phần còn lại của thế giới là sẽ rất nghiêm trọng.
Từ 28/4, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu dầu cọ thô và dầu ăn
Bộ Công Thương cho biết, theo tuyên bố của Tổng thổng Indonesia Joko Widodo (Jokowi) vào chiều ngày 24/4/2022, kể từ ngày 28/4/2022 tới đây, nước này sẽ cấm xuất khẩu toàn bộ dầu cọ thô (CPO) và dầu ăn với thời hạn cấm không xác định.
Phân bón truyền thống 'đánh bại' phân bón công nghiệp
Trong cuộc thử nghiệm kiểm tra sức khỏe đất mang tính “đối đầu” giữa phân bón công nghiệp và phân bón truyền thống cho thấy, lối cũ khiến đất đai trở nên màu mỡ hơn.
Đài Loan cấm nhập thuốc trừ sâu chứa hoạt chất chlorpyrifos
Tất cả các sản phẩm thuốc trừ sâu có chứa hoạt chất chlorpyrifos, được cho là gây hại đến hệ thần kinh của trẻ nhỏ sẽ được Đài Loan cấm nhập khẩu và sản xuất.
Các vựa sản xuất lương thực lớn không chỉ lo phân bón
'Hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá về thị trường phân bón thế giới ảnh hưởng đến mùa vụ năm nay, nhưng có rất nhiều yếu tố khác khiến nông dân phải lo lắng'.
Bình luận