Kỳ vọng thị trường xuất khẩu phục hồi

6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020 ở hầu hết các nhóm hàng. Từ nay tới cuối năm, nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường lớn được kỳ vọng tiếp tục phục hồi

Phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải về vấn đề này.

xuatkhau.jpg

6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 157,6 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong ảnh: Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp xuất khẩu tại nhà máy của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang (tỉnh An Giang). Ảnh: Vũ Sinh

- Với những tín hiệu khả quan, ông đánh giá thế nào về tình hình xuất, nhập khẩu nước ta trong 6 tháng qua?

- Xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức cao. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 157,6 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, nhóm hàng nông, thủy sản ước đạt 13,3 tỷ USD, tăng 13,5%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 135,5 tỷ USD, tăng 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu cao là gỗ và các sản phẩm từ gỗ (ước đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1%); xơ, sợi dệt (ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 62,2%); sắt thép (ước đạt 4,6 tỷ USD, tăng 118,9%)… So với cùng kỳ năm 2020, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu hồi phục mạnh. Nhóm hàng nông, thủy sản trở thành động lực tăng trưởng bên cạnh nhóm hàng công nghiệp chế biến. Nhóm dệt may, da giày năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đã có sự phục hồi tốt.

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 159,1 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm 2020. Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, như hóa chất ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 61,2%; sắt thép các loại ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 40,8%; vải các loại ước đạt 7,3 tỷ USD, tăng 32,3%… Nhập khẩu tăng tập trung vào nhóm nguyên vật liệu cho thấy, các doanh nghiệp đang mở rộng hoạt động sản xuất, chuẩn bị nguồn hàng khi các thị trường lớn như Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ có những tín hiệu tích cực về sự phục hồi nhu cầu tiêu dùng.

- Vậy theo ông đâu là nguyên nhân để xuất, nhập khẩu đạt được những kết quả nêu trên?

- Kết quả tăng trưởng này đến từ nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là việc các quốc gia dần mở cửa trở lại, song song với đó là nhu cầu tiêu dùng được hồi phục đã thúc đẩy nhập khẩu các mặt hàng của Việt Nam, như dệt may, da giày, thủy sản. Mặt khác, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được thực thi bước đầu mang lại những kết quả tích cực, đóng góp vào tăng trưởng chung của xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặt bằng giá cả hàng hóa có xu hướng tăng do nhu cầu của nhiều thị trường tăng, đặc biệt là nguyên liệu phục vụ sản xuất.

- Còn những hạn chế nào cần lưu ý trong xuất, nhập khẩu 6 tháng qua, thưa ông?

- Dù kim ngạch đạt tăng trưởng ở mức cao, song hoạt động xuất, nhập khẩu vẫn có một số điểm hạn chế. Đó là mức độ đa dạng hóa thị trường chưa đạt yêu cầu, một vài thị trường còn chiếm tỷ trọng lớn hoặc rất lớn, nhất là với nhóm nông, thủy sản. Xuất khẩu vẫn dựa nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với kim ngạch đạt 97,8 tỷ USD, chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt khác, giá đầu vào, giá cước vận chuyển đường biển tăng cao, kết hợp với tác động của dịch Covid-19 tại một số địa bàn sản xuất trọng yếu đã và đang đặt ra thách thức lớn.

- Với thực tế này, Bộ Công Thương cũng như doanh nghiệp cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu từ nay tới cuối năm, thưa ông?

- Để đón cơ hội khi các thị trường tiếp đà phục hồi, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục chú trọng triển khai các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp vận dụng và phát huy hiệu quả ưu đãi của các hiệp định, từ đó tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế các thách thức. Đồng thời, đổi mới các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến dựa trên những nền tảng mới.

Bộ sẽ phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải và các địa phương tìm giải pháp giảm chi phí khai thác hạ tầng vận tải, logistics. Mặt khác, Bộ tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo cơ chế “một cửa quốc gia”, “một cửa ASEAN”... để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đáng chú ý, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29-6-2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Nghị quyết giao các bộ, ngành triển khai nhiều nhiệm vụ để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.

Đối với doanh nghiệp, trước mắt cần thực hiện nghiêm các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 để bảo đảm ổn định sản xuất. Doanh nghiệp cần theo dõi thông tin cập nhật về các thị trường xuất khẩu để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đón đầu cơ hội thị trường mở cửa trở lại. Các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ quy định của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để tận dụng tối đa cơ hội, phát huy thế mạnh của mình, khai thác thị trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu.

- Trân trọng cảm ơn ông!

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1005323/ky-vong-thi-truong-xuat-khau-phuc-hoi

Bình luận

Tôm rộng đường sang thị trường Trung Quốc

Trong khi nhiều nông sản xuất sang Trung Quốc đang gặp khó do chính sách "Zero Covid" của nước bạn thì xuất khẩu tôm lại tăng rất mạnh.

Đẩy mạnh xuất khẩu trà và cà phê sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rất tiềm năng cho nhiều mặt hàng của Việt Nam, trong đó có nhóm hàng đồ uống.

Thủy sản thích ứng tốt với "zero Covid"

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 4 tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD, tăng tới hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hoa tươi Việt Nam bắt đầu có chỗ đứng ở Nhật Bản

Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hoa tươi của Nhật Bản là 65,3 tỷ yen (tương đương 528 triệu USD) trong đó nhập khẩu hoa tươi từ Việt Nam là 45 triệu USD.

Xuất khẩu nông sản: Bộ Công Thương khuyến cáo điều gì?

Để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, Bộ Công Thương cho rằng cần sớm chuyển xuất khẩu sang chính ngạch, tức là tuân thủ toàn bộ các quy định của nước nhập khẩu.

Hàng trong nước ế ẩm, rau quả nhập khẩu vẫn tăng

Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập 562,1 triệu USD rau quả, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu thủy sản tăng mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 1 tỷ USD với mức tăng trưởng 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Nông sản Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong xu thế phục hồi các ngành kinh tế, xuất khẩu nông sản của Việt Nam tiếp tục cho thấy đà tăng trưởng ấn tượng với mức tăng gần 16% so với 4 tháng đầu năm 2021. Đây cũng là thời điểm, Việt Nam tìm cách mở rộng thị trường, đẩy mạnh việc xuất khẩu.

Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU quý I tăng 92,9%

Hiệp định EVFTA đang được các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường EU trong Quý I/2022 tăng 92,9%.