Lan tỏa nét văn hóa tiêu dùng hàng Việt

Trong 9 tháng năm 2021, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (Cuộc vận động) thành phố Hà Nội đã cùng các sở, ngành, đoàn thể...

Qua đó, cuộc vận động đã tạo sức lan tỏa nét văn hóa tiêu dùng hàng Việt của người Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng.

sieuthi.jpg

Khách chọn mua nông sản Việt tại siêu thị Big C Thăng Long (quận Cầu Giấy). Ảnh: Quang Minh

Theo Ban Chỉ đạo cuộc vận động thành phố Hà Nội, các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương bị ảnh hưởng trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội...

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, với phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, nguồn hàng tại chỗ, phục vụ tại chỗ) và "3 sẵn sàng" (chủ động nguồn hàng, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương), Hà Nội luôn bảo đảm dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng gấp 3 lần so với bình thường (khoảng 194.000 tỷ đồng), đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong khi đó, các hệ thống siêu thị đều chủ động, sẵn sàng các phương án dự trữ hàng hóa, với lượng hàng nhu yếu phẩm tăng từ 30% đến 50%, đồng thời cam kết không tăng giá bán. Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội (quận Hà Đông) cho biết, trong giai đoạn giãn cách xã hội, hệ thống siêu thị Co.opmart đã dự trữ 12.000 tấn nông, thủy sản, 5 triệu khẩu trang... Giá các loại hàng hóa ổn định.

Còn theo ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Bán lẻ BRG kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thương mại Hà Nội, để chuẩn bị cho các kịch bản khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp từng chuẩn bị lượng hàng thiết yếu tăng gấp 300 lần so với bình thường.

Tương tự, ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc miền Bắc hệ thống siêu thị Vinmart thông tin, với hệ thống 800 điểm bán hàng và 51 siêu thị lớn tại Hà Nội, hệ thống Vinmart luôn bảo đảm phục vụ người dân, không để xảy ra tình trạng trống kệ.

Chung tay phòng, chống dịch Covid-19, ở nhiều địa phương cũng xuất hiện những mô hình cung ứng hàng Việt nhằm vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa bảo đảm phòng, chống dịch. Trong đó, với những khu nhà trọ đông dân cư, nhất là công nhân, nhu yếu phẩm thiết yếu được mang đến tận nơi ở. Nhiều nhà văn hóa ở các khu dân cư cũng trở thành điểm cung ứng hàng.

Để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả cuộc vận động trong tình hình mới, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị các sở, ngành, Ban Chỉ đạo các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền cuộc vận động, chú trọng tới các đối tượng: Người tiêu dùng, người sản xuất và hệ thống các kênh phân phối. Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" qua chương trình bình chọn các năm; đồng thời lên án, đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tuyên truyền, nhân rộng các mô hình điển hình, tôn vinh tổ chức, cá nhân, sản phẩm được công nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.

Mặt khác, triển khai các hội chợ, chương trình khuyến mại, giảm giá, chương trình kích cầu nội địa, kết nối giao thương, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội. Tổ chức đưa hàng Việt đến người tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất, các quận, huyện, thị xã... Triển khai tổ chức chương trình khuyến mại tập trung; hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích... Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình bình chọn "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2021.

Ngoài ra, các sở, ngành thành viên, Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn; gắn hoạt động của cuộc vận động với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của thành phố; tăng cường giới thiệu, kết nối để sản phẩm đi sâu vào đời sống dân cư, tạo thói quen tiêu dùng; hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kích cầu tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 đang được kiểm soát...

 

Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/

Bình luận

Lộ diện giải pháp Smart Farm từ Rạng Đông

Phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học – công nghệ được coi là một trong những giải pháp mang tính then chốt trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cú hích chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ở xứ trà

Chính quyền tỉnh Thái Nguyên ưu tiên ứng dụng chuyển đổi số để tạo ra đột phá trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đam mê nông nghiệp thuận tự nhiên

Sản xuất hoàn toàn thuận theo tự nhiên, không sử dụng bất kỳ hóa chất nào trong canh tác, sản phẩm của công ty do anh Ngọc làm giám đốc đã khẳng định chỗ đứng.

Sao Mai Super Feed nâng tầm chất lượng cá tra

Hơn 5 năm tham gia ngành hàng thức ăn thủy sản (TATS), Sao Mai Super Feed có mặt trên thị trường, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng và giá thành phù hợp.

“Cú huých” cho ngành gỗ từ logistics

Bên cạnh những mặt tích cực đang tạo cơ hội rất lớn cho ngành công nghiệp gỗ là những khó khăn, thách thức đan xen. Ðó là, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, nhất là chi phí vận chuyển, logistics tăng liên tục thời gian qua, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu

Dâu tây, cà chua, rau thủy canh... 'đón' khách

Với cách làm riêng, khu du lịch canh nông của gia đình ông Trần Huy Đường ở Đà Lạt (Lâm Đồng) luôn tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.

Sản xuất nông nghiệp chủ động vượt thách thức

Trong 3 tháng đầu năm 2022, sản xuất nông nghiệp cả nước tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao và dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nông nghiệp Gia Lai mang về lợi nhuận hơn 30.000 tỉ đồng

Ngày 17.4, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay, ngành chức năng đang đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý để dễ dàng trong xuất khẩu ra thị trường Châu Âu theo Hiệp định EVFTA và bảo vệ sản phẩm của địa phương.

Tập đoàn Tân Long với mục tiêu 1 triệu tấn gạo chất lượng cao

Tập đoàn Tân Long xác định hợp tác xã là mắt xích đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo nhằm giảm các khâu trung gian, tăng lợi ích cho nông dân.

Công nghệ - sức bật cho đam mê nông nghiệp: Đầu tư nhiều, gặt hái lớn

Mỗi năm, Unifarm chi số tiền khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.